1. Sự ra đời nhà nước Tư sản
Vào khoảng thế kỷ XV, XVI, một số nước Phong
kiến Tây Âu do sự phát triển của lực lượng sản xuất với nền sản xuất hàng hoá
đã làm cho chủ nghĩa phong kiến bước vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Trong
các nước này đã xuất hiện hàng loạt công trường thủ công và nhiều thành thị -
là các trung tâm thương mại lớn. Tầng lớp thị dân ngày càng trở nên đông đúc,
tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ ngày xuất hiện càng nhiều, giai cấp tư sản ngày
càng khẳng định vị trí của mình trong xã hội, đây chính là những nhân tố dẫn
đến sự khủng hoảng toàn diện của xã hội phong kiến.
Sự ra đời nhà nước Tư sản trong lịch sử |
Với sự phát triển của lực lượng sản xuất,
phương thức sản xuất phong kiến tỏ rõ sự lỗi thời và bất lực trong việc quản lý
nền kinh tế, trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự ra đời của lực lượng xã hội
mới: tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản sau khi chiếm vị trí chủ đạo trong kinh
tế đã nhanh chóng dành quyền lực trong lĩnh vực chính trị nhằm thủ tiêu quan hệ
sản xuất phong kiến lỗi thời, thiết lập phương thức sản xuất mới, tiến bộ, vượt
qua sự khủng hoảng, tạo đà cho lực lượng sản xuất phát triển.
Nhiệm vụ trên đặt ra trước giai cấp tư sản
một sứ mạng cao cả là phải tiến hành cách mạng xã hội, thay thế hình thái kinh
tế xã hội cũ bằng hình thái kinh tế xã hội mới, thiết lập hệ thống quan hệ sản
xuất mới, tạo đà cho lực lượng sản xuất phát triển. Qua cuộc cách mạng tư sản,
quyền lực chính trị chuyển từ tay giai cấp thống trị cũ sang giai cấp thống trị
mới, tức là chuyển từ tay giai cấp địa chủ, phong kiến sang tay giai cấp tư
sản.
Cách mạng tư sản ở từng nước khác nhau diễn
ra dưới những hình thức khác nhau, phụ thuộc và những yếu tố: chính trị, kinh
tế, truyền thống dân tộc... của từng quốc gia. Tựu chung cách mạng tư sản được
tiến hành dưới các hình thức cụ thể sau:
1. Khởi nghĩa vũ trang: hình thức này là hình thức cách mạng triệt
để nhất, nó loại bỏ mọi tàn dư của xã hội phong kiến, thiết lập các nguyên tắc
cơ bản của nền dân chủ tư sản. Vì thế, hình thức này chỉ diễn ra ở những quốc
gia có giai cấp tư sản lớn mạnh, đủ sức để đối đầu với giai cấp địa chủ phong
kiến, lãnh đạo được cách mạng một cách độc lập (Cách mạng Hà Lan vào thế kỷ 16,
cách mạng tư sản Pháp thế kỷ 18).
2. Cải cách tư sản: là hình thức cách mạng diễn ra dưới sự thoả
hiệp giữa giai cấp tư sản với giai cấp quý tộc phong kiến, sử dụng vị trí của
giai cấp mình trong nghị viện để loại bỏ dần những đặc quyền, đặc lợi của giai
cấp quý tộc phong kiến, thâu tóm dần quyền lực chính trị về tay giai cấp mình.
Hình thức này thường được sử dụng ở những nước mà ở đó giai cấp tư sản chưa đủ
mạnh để giành quyền lực một cách kiên quyết và triệt để, nhanh chóng (Đức,
Nhật, Tây Ban Nha)
3. Chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc áp
đặt nhà nước tư sản lên đất đai và cư dân những miền đất “thuộc địa mới”
vốn là thuộc địa của các nước Tư sản phát triển (Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Canada,
Ôxtrâylia). Phần lớn hình thức này diễn ra ở các vùng đất trước đây là thuộc
địa của Anh, Vào thế kỷ 18, 19, sau khi cách mạng ở Anh nổ ra, giai cấp tư sản
ở những thuộc địa này hình thành từ số dân di cư từ Châu Âu, hợp thành giai cấp
thống trị, dùng cơ chế nhà nước lấn áp và tiêu diệt thổ dân với chế độ thị tộc
của họ, thiết lập nhà nước tư sản.
Nhà nước tư sản ra đời là kết quả của cách
mạng Tư sản, với sự ra đời của nhà nước tư sản các đặc quyền, đặc lợi của giai
cấp quý tộc phong kiến đã bị loại bỏ, giai cấp tư sản tuyên bố các quyền bình
đẳng, tự do, bác ái, nhân quyền... Nhà nước tư sản mới tiến bộ hơn rất nhiều so
với nhà nước phong kiến trước đó mà nó đã thủ tiêu. Thắng lợi của cuộc cách
mạng tư sản và sự ra đời của nhà nước tư sản đã đánh dấu một bước phát triển mạnh
mẽ và tiến bộ, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử nhân loại. Mặc
dù vậy, nhà nước tư sản vẫn không vượt khỏi bản chất nhà nước bóc lột, nhà nước
tư sản xét về bản chất nó vần là nhà nước bóc lột dù giai cấp tư sản ra sức
tuyên truyền cho cái gọi là (Nhà nước phúc lợi chung).
Nhà nước Tư Sản |
2. Bản chất nhà nước Tư sản
Bản chất của nhà nước tư sản do chính những
điều kiện nội tại của xã hội Tư sản quyết định, đó chính là cơ sở kinh tế, cơ
sở xã hội và cơ sở tư tưởng .
Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất ( chủ yếu
dưới dạng nhà máy, hầm mỏ, đồn điền...), được thực hiện thông qua hình thức bóc
lột giá trị thặng dư.
Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là một kết
cấu xã hội phức tạp trong đó có hai giai cấp cơ bản, cùng tồn tại song song có
lợi ích đối kháng với nhau là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Trong hai
giai cấp này giai cấp giữ vị trí thống trị là giai cấp tư sản, mặc dù chỉ chiếm
thiểu số trong xã hội nhưng lại là giai cấp nắm hầu hết tư liệu sản xuất của xã
hội, chiếm đoạt những nguồn tài sản lớn của xã hội. Giai cấp vô sản là bộ phận
đông đảo trong xã hội, là lực lượng lao động chúnh trong xã hội. Về phương diện
pháp lý họ được tự do, nhưng không có tư liệu sản xuất nên họ chỉ là người bán
sức lao động cho giai cấp tư sản, là đội quân làm thuê cho giai cấp tư sản.
Ngoài hai giai cấp chính nêu trên, trong xã hội tư sản còn có nhiều tầng lớp xã
hội khác như: nông dân, tiểu tư sản, trí thức...
Về mặt tư tưởng giai cấp tư sản luôn tuyên
truyền về tư tưởng dân chủ - đa nguyên, nhưng trên thực tế luôn tìm mọi cách
đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản mọi sự phát triển và
tuyên truyền tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động.
3. Các giai đoạn phát triển của nhà nước Tư sản
Trong lịch sử phát triển của mình, nhà nước
tư sản đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp. Nhìn chung có
thể khái quát quá trình phát triển của Nhà nước tư sản từ khi ra đời cho đến
nay thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Từ thời kỳ thắng lợi của cách mạng tư sản
thế kỷ 16 - 18 đến cuộc chiến tranh Pháp - Phổ và Công xã Pa - Ri.
Đây là giai đoạn nhà nước tư sản trong quá
trình hình thành và củng cố. Thời kỳ này do phải đấu tranh chống lại các tàn dư
của chế độ phong kiến tuy đã bị đánh đổ nhưng vẫn còn ảnh hưởng rất lớn trong
xã hội nên nhà nước tư sản đã ra sức tuyên truyền và củng cố các thiết chế của
nền dân chủ Tư sản như đảng phái, nghị viện tư sản, chế độ bầu cử tự do...
Đây là giai đoạn nhà nước tư sản cạnh tranh
tự do, nhà nước chưa can thiệp vào kinh tế mà chỉ đóng vai trò là người “lính
gác đêm”, đảm bảo cho các điều kiện cạnh tranh tự do, giữ gìn trật tự xã hội tư
sản.
Giai đoạn 2: Từ
1871 đến 1917. Ở giai đoạn này chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa tư bản
độc quyền và chủ nghĩa đế quốc. Đặc trưng của thời kỳ này là sự cấu kết chặt
chẽ giữa các tập đoàn tư bản tài phiệt và nhà nước tư sản. Nhà nước tư sản trở
thành uỷ ban quản lý các công việc của các tập đoàn tư bản độc quyền, tài phiệt
và bắt đầu can thiệp vào kinh tế. Bộ máy nhà nước trở nên cồng kềnh, quân
sự và bạo lực. Chế độ đại nghị bị lâm
vào tình trạng khủng hoảng, thay vào đó là chủ nghĩa quân phiệt với đặc trưng
là sự cầm quyền của giới quân sự trong bộ máy nhà nước, Nghị viện bị thu hẹp
quyền lực, nguyên thủ quốc gia nắm giữ quyền lực nhà nước.
Giai đoạn 3: Từ 1917 đến nay. Giai đoạn này chia thành
hai thời kỳ:
Từ 1917 đến 1945 là thời kỳ khủng hoảng của
chủ nghĩa tư bản. Nhà nước độc quyền được thiết lập ở hầu hết các nước tư sản.
Nhà nước can thiệp mạnh mẽ vào kinh tế. Bộ máy nhà nước là sự thống nhất giữa
quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị, ngày càng trở nên quân phiệt, quan
liêu, độc tài quân sự. Một số nhà nước tư sản chuyển thành nhà nước phát xít.
Nhà nước tư sản với những giai đoạn phá triển |
Từ 1945 đến nay là thời kỳ nhà nước tư sản có
những bước phát triển mới. Sau chiến tranh nhiều nước tư sản đã ra khỏi khủng
hoảng, nhà nước can thiệp vào kinh tế ở tầm vĩ mô, đồng thời tập trung vào quản
lý hành chính và thực hiện chức năng xã hội. Chính vì thế, bộ mặt xã hội của nhiều nước tư sản có sự phát triển
đáng kể, các thiết chế dân chủ tư sản được phục hồi, vai trò của pháp luật được
đề cao để ngăn ngừa hiện tượng lạm quyền và xoa dịu sự đấu tranh của nhân dân
lao động.
Như vậy, qua các giai đoạn phát triển phức
tạp, bản chất của nhà nước tư sản vẫn không thay đổi nó vẫn là công cụ thực
hiện chuyên chính tư sản. Tuy nhiên, đánh giá bản chất của nhà nước tư sản cần
phải xem xét nó trong tiến trình lịch sử cụ thể, khách quan của từng giai đoạn
phát triển.
Tham khảo thêm:
-
- Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học của lý luận
-
- Những quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc của nhà nước
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của nhà nước
-
- Bản chất của nhà nước là gì?
-
- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
-
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử
-
- Chức năng của nhà nước
-
- Hình thức nhà nước là gì?
-
- Bản chất tổ chức bộ máy và hình thức của nhà nước
-
- Sự ra đời bản chất và sự phát triển của nhà nước
-
- Chức năng của nhà nước tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản
-
- Hình thức nhà nước Tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về sự ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Quy luật phát triển của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Những chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Các bộ phần cấu thành của Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
-
- Vai trò của nhà nước trong hệ thống chinh trị xã hội
-
- Vị trí và vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu các các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị
-
- Những vấn đề về đổi mới hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của pháp luật
-
- Bản chất của pháp luật là gì?
-
- Tìm hiểu các thuộc tính của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các kiểu pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các hình thức của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về pháp luật chủ nô
-
- Tìm hiểu về pháp luật thời phong kiến
-
- Tìm hiểu về hình thức pháp luật tư sản
-
- Cùng tìm hiểu về bản chất pháp luật tư sản
0 comments:
Đăng nhận xét