Điện toán nhận thức (Cognitive Computing) là hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng học hỏi, lập luận, ra quyết định và xử lý ngôn ngữ tự nhiên công nghệ, xử lý hình ảnh, tương tác, tính toán phân tán các kiến trúc và thiết bị điện toán mới trên nền tảng điện toán đám mây. Nó có khả năng làm thay đổi phương thức tương tác giữa con người và hệ thống. Trong đó, hệ thống thông minh mô phỏng những năng lực của bộ não con người nhằm góp phần giải quyết những vấn đề phức tạp của xã hội.
Nhờ khả năng hiểu được tới 80% trong số hàng tỷ byte dữ liệu sinh ra mỗi ngày từ mạng xã hội, thiết bị di động, internet của vạn vật...các hệ thống điện toán nhận thức hỗ trợ con người theo kịp được khối lượng và độ phức tạp của thông tin. Xử lý các loại hình thông tin có độ phức tạp cao, đòi hỏi nhanh chóng trong dây chuyền sản xuất hiện đại...có độ chính xác cao.
Ví dụ điển hình của hệ thống điện toán nhận thức là các máy bán hàng tự động, máy rút tiền tự động ATM, các máy trả lời điện thoại tự động, tin tức âm thanh hỗ trợ tài xế, các máy chuẩn đoán bệnh hay các robot tự động đang là những ứng dụng phổ biến của công nghệ điện toán nhận thức.
Theo số liệu của IDC[1], thị trường “điện toán biết nhận thức” (Cognitive Computing) chỉ đạt 2 tỷ USD năm 2016 nhưng ước tính sẽ vượt hơn 32 tỷ USD vào năm 2019, và cho đến năm 2025, doanh số điện toán biết nhận thức sẽ vượt quy mô 2.000 tỷ USD.
Với những thành công hứa hẹn nêu trên, điện toán nhận thức sẽ thực sự trở thành một nền tảng tuyệt vời cho các hệ thống sản xuất cũng như các nhà máy thông minh trong tương lai. Góp phần không nhỏ vào gia tăng năng suất lao động và thúc đẩy nền công nghiệp toàn cầu.
[1] IDC là chữ viết tắt của từ trung tâm dữ liệu Internet và trung tâm này là nơi quản lý hệ thống máy tính của doanh nghiệp. IDC có nguồn nhân lực quản lý, trang thiết bị an ninh riêng và được trả phí hàng tháng cho việc quản lý server của doanh nghiệp
Tham khảo thêm:
0 comments:
Đăng nhận xét