Bài viết mới nhất

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

Tìm hiểu về các loại vật liệu lọc nước hiện nay trên thị trường và ứng dụng

|1 comments

Khái niệm vật liệu lọc nước

Vật liệu lọc nước là những chất được sử dụng để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn, kim loại nặng,... ra khỏi nước. Vật liệu lọc nước có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Phân loại vật liệu lọc nước

Dựa trên cơ chế lọc, vật liệu lọc nước được phân thành các loại sau:

  • Lọc cơ học: Loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn như bùn, đất, cát, rác,... bằng cách giữ lại chúng trên bề mặt vật liệu lọc.
  • Lọc hóa học: Loại bỏ các chất độc hại như clo, kim loại nặng, thuốc trừ sâu,... bằng cách hấp phụ hoặc phản ứng hóa học với chúng.
  • Lọc sinh học: Loại bỏ các vi khuẩn, virus,... bằng cách sử dụng các vi sinh vật có lợi.
Các loại vật liệu lọc nước phổ biến

Dưới đây là một số loại vật liệu lọc nước phổ biến:

  • Sỏi đỡ: Loại vật liệu lọc nước thô, có kích thước lớn, được sử dụng để đỡ các lớp vật liệu lọc khác và ngăn không cho các chất cặn bã, tạp chất lớn theo nước ra ngoài. Sỏi đỡ thường được làm bằng đá, sỏi tự nhiên hoặc nhân tạo.
  • Cát thạch anh: Loại vật liệu lọc nước phổ biến nhất, có khả năng loại bỏ các cặn bẩn, tạp chất có kích thước lớn như bùn, đất, cát, rác,... Cát thạch anh thường có kích thước từ 0,4 - 2,0 mm.
  • Than hoạt tính: Loại vật liệu lọc nước có khả năng hấp phụ các chất độc hại như clo, kim loại nặng, thuốc trừ sâu,... Than hoạt tính thường được làm từ gỗ, than đá, vỏ trấu,...
  • Cát Mangan: Loại vật liệu lọc nước có khả năng khử sắt, mangan, hydro sulfit,... Cát Mangan thường có màu xanh đen hoặc nâu đen.
  • Hạt nhựa trao đổi ion: Loại vật liệu lọc nước có khả năng làm mềm nước, loại bỏ các ion kim loại nặng như Ca2+, Mg2+,... Hạt nhựa trao đổi ion thường được làm từ nhựa tổng hợp.

  • Lõi lọc RO: Loại vật liệu lọc nước có khả năng loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn, kim loại nặng,... với kích thước nhỏ hơn 0,0001 micron. Lõi lọc RO thường được làm từ màng lọc RO.
  • Lõi lọc UF: Loại vật liệu lọc nước có khả năng loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn, virus,... với kích thước nhỏ hơn 0,1 micron. Lõi lọc UF thường được làm từ màng lọc UF.
  • Lõi lọc CTO: Loại vật liệu lọc nước có khả năng khử clo dư, loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn,... Lõi lọc CTO thường được làm từ than hoạt tính và vật liệu trao đổi ion.
  • Lõi lọc PP: Loại vật liệu lọc nước thô, có khả năng loại bỏ các cặn bẩn, tạp chất có kích thước lớn như bùn, đất, cát, rác,... Lõi lọc PP thường được làm từ sợi polypropylene.

Lựa chọn vật liệu lọc nước

Tùy theo chất lượng nguồn nước và nhu cầu sử dụng, có thể lựa chọn các loại vật liệu lọc nước phù hợp. Ví dụ, nếu nguồn nước có nhiều cặn bẩn, tạp chất, có thể sử dụng sỏi đỡ, cát thạch anh để lọc thô. Nếu nguồn nước có nhiều kim loại nặng, có thể sử dụng cát Mangan, than hoạt tính, hạt nhựa trao đổi ion để lọc. Nếu nguồn nước có nhiều chất hữu cơ, có thể sử dụng lõi lọc PP, lõi lọc ACF để lọc.


Thay thế vật liệu lọc

Để đảm bảo hiệu quả lọc nước, cần thay thế các vật liệu lọc định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nếu bạn đang khó khăn trong việc tìm hiểu hay lựa chọn nhà cung cấp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi: CÔNG TY TNHH XNK VÀ TM EUROTEK - https://eurotek.vn/


Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Giá máy lọc nước công nghiệp năm 2023 mới nhất

|0 comments
Máy lọc nước công nghiệp là thiết bị lọc nước sử dụng công nghệ RO (Reverse Osmosis) để loại bỏ 99,9% vi khuẩn, virus, kim loại nặng, tạp chất,... trong nước, mang đến nguồn nước tinh khiết, an toàn cho sức khỏe. Máy lọc nước công nghiệp có nhiều loại với các công suất khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đơn vị.

Giá máy lọc nước công nghiệp hiện nay trên thị trường

Giá cả máy lọc nước công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Công suất máy


Công suất máy càng lớn thì giá thành càng cao.

Loại vật liệu lọc


Vật liệu lọc có thể là than hoạt tính, cát, sỏi, cation hoặc các vật liệu xử lý kim loại nặng... Mỗi loại vật liệu lọc có giá thành khác nhau.
Thương hiệu sản phẩm




Máy lọc nước công nghiệp của các thương hiệu uy tín thường có giá cao hơn.


STT

Loại thiết bị

Giá thị trường (VNĐ)

1

Bộ lọc nước tinh khiết RO 30LH

12.000.000

2

Bộ lọc nước tinh khiết RO 50LH

14.500.000

3

Bộ lọc nước tinh khiết RO 80LH

15.800.000

4

Bộ lọc nước tinh khiết RO 100LH

20.000.000

5

Bộ lọc nước tinh khiết RO 150LH

22.000.000

6

Máy lọc nước tinh khiết RO 30LH

16.000.000

7

Máy lọc nước tinh khiết RO 50LH

18.000.000

8

Máy lọc nước tinh khiết RO 80LH

21.000.000

9

Máy lọc nước tinh khiết RO 100LH

22.500.000

10

Máy lọc nước tinh khiết RO 150LH

29.500.000

11

Hệ thống lọc nước tinh khiết RO 150LH

38.000.000

12

Hệ thống lọc nước tinh khiết RO 250LH

55.000.000

13

Hệ thống lọc nước tinh khiết RO 500LH

65.000.000

14

Hệ thống lọc nước tinh khiết RO 750LH

85.000.000

15

Hệ thống lọc nước tinh khiết RO 1000LH

115.000.000

16

Hệ thống lọc nước tinh khiết RO 2000LH

220.000.000

18

Hệ thống lọc nước tinh khiết RO 3000LH

280.000.000

19

Hệ thống lọc nước tinh khiết RO 5000LH

410.000.000

20

Hệ thống lọc nước tinh khiết RO 7000LH

550.000.000

Bảng giá trên là thông tin tham khảo, giá thực tế phụ thuộc vào các yếu tố:

1. Chất lượng nước đầu vào;

2. Quy mô dự án, những yêu cầu cụ thể;

3. Phát sinh trong quá trình thực hiện;

4. Tiêu chuẩn linh kiện, thiết bị;

Để có dự toán chính xác, hãy liên hệ với đơn vị chuyên mộ để được đánh giá và đưa ra dự toán chính xác nhất



Lựa chọn máy lọc nước công nghiệp


Khi lựa chọn máy lọc nước công nghiệp, cần lưu ý các yếu tố sau:

Công suất máy


Công suất máy cần phù hợp với nhu cầu sử dụng nước sạch của doanh nghiệp.
Loại vật liệu lọc

Loại vật liệu lọc cần phù hợp với nguồn nước đầu vào.

Thương hiệu sản phẩm


Nên lựa chọn máy lọc nước công nghiệp của các thương hiệu uy tín, có chế độ bảo hành tốt.

Hệ thống lọc nước RO 8000LH


Một số máy lọc nước công nghiệp phổ biến


Trên thị trường hiện nay có nhiều máy lọc nước công nghiệp phổ biến, bao gồm:Máy lọc nước công nghiệp Kensi

Máy lọc nước công nghiệp Karofi sử dụng công nghệ RO tiên tiến, mang đến nguồn nước tinh khiết, an toàn cho sức khỏe.Máy lọc nước công nghiệp Karofi

Máy lọc nước công nghiệp Panasonic được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đảm bảo chất lượng và độ bền cao.Máy lọc nước công nghiệp Eurotek

Máy lọc nước công nghiệp Eurotek sử dụng công nghệ lọc nước tiên tiến, mang đến nguồn nước sạch, an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng máy lọc nước công nghiệp


Để máy lọc nước công nghiệp hoạt động hiệu quả và bền bỉ, cần lưu ý các vấn đề sau:Vệ sinh máy định kỳ

Nên vệ sinh máy lọc nước công nghiệp định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.Thay lõi lọc định kỳ

Nên thay lõi lọc định kỳ để đảm bảo chất lượng nước đầu ra.Kiểm tra máy thường xuyên

Nên kiểm tra máy lọc nước công nghiệp thường xuyên để phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố.

Một số lưu ý khi mua máy lọc nước công nghiệp

Lựa chọn nhà cung cấp uy tín


Nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

So sánh giá cả

Nên so sánh giá cả của các nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với túi tiền.

Đọc kỹ thông tin sản phẩm

Nên đọc kỹ thông tin sản phẩm trước khi mua để đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được máy lọc nước công nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

Lễ hội cướp phết tại xã Bàn Giản Lập Thạch Vĩnh Phúc

|0 comments
Bàn Giản là một xã thuộc huyện miền núi Lập Thạch, nơi tụ cư lâu đời của những người Việt cổ. Tại đây cứ đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân lại rộn ràng với lễ hội đả cầu cướp phết, một diễn tích có nguồn gốc từ tín ngưỡng phồn thực, thể hiện hào khí của những ngày toàn dân luyện binh đánh giặc và giữ nước còn rất đậm đà trong ký ức dân gian. Trong không khí đầm ấm của những ngày đầu Xuân, dường như đâu đâu ở Lập Thạch cũng đều nghe được những âm vang thôi thúc:

“… Con cháu đi đâu, ở đâu
Triệu Xuân cướp phết rủ nhau cùng về…”


KHỞI NGUỒN TỪ MỘT TRÒ CHƠI…

Tương truyền vào đời vua Hùng Vương thứ 3, đất nước gặp loạn lạc, giặc giã nổi lên ở nhiều nơi, nhà vua bèn giao cho các vị tướng lĩnh Đệ nhất là Xá Sơn, Đệ nhị là Lê Sơn, Đệ Tam là Tròn Sơn và Đệ tứ là Xui Sơn về trấn nhậm các miền Đông Lai, Bàn Giản, Lập Thạch để điều binh, trấn giặc, hộ quốc, phù dân… Các vị tướng đã lập nhiều chiến công, làm tròn sứ mệnh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và đồng thời xây dựng phát triển đất nước. Trong thời gian trấn nhậm, để rèn luyện sức khỏe và tài khéo cho quân lính, các vị tướng đã nghĩ ra một trò chơi khá gai góc, đó là đẽo gọt một quả cầu gỗ tròn nhẵn tựa quả bưởi lớn, bôi dầu mỡ cho trơn rồi lăn ra giữa bãi cho quân lính tranh cướp, ai giành được quả cầu đem về đặt nơi qui ước sẽ được tưởng thưởng.


Về sau, người dân làng Đông Lai đã lập bốn ngôi đình Đông Lai, Trụ Thạch, Ngọc Xuân, Vườn Đào để ghi nhớ công đức của bốn vị tướng này và thờ kính như thành hoàng. Trên mỗi ngôi đình đều có khắc tạc một quả cầu như hình ảnh nhắc nhở đến công lao của bốn vị tướng trong việc hộ quốc, phù dân. Dân làng còn định lệ cứ ngày 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm lại mang quả cầu ra sân bãi mở hội, tái hiện trận địa xưa bằng trận đả cầu cướp phết đầy sinh động. Nhiều người dân tin rằng, trong dịp đầu năm mới nếu ai sờ được quả cầu thì sẽ gặp nhiều may mắn (!).

Đáng tiếc là trải qua thời gian với nhiều biến động của chiến tranh, các lễ hội truyền thống cũng dần bị mai một. Mãi đến năm 1993, cùng với việc một số di tích văn hóa địa phương được công nhận ở cấp quốc gia, một số phong tục tập quán như tục giã bánh Dầy, đánh đu, cờ người, đả cầu cướp phết… cũng được cổ súy, đặc biệt lễ thức “đả cầu cướp phết” tại đền Đông Lai (xã Bàn Giản - huyện Lập Thạch) được khôi phục đã thu hút nhiều người dân trong vùng tham gia, đem lại không khí háo hức mỗi độ Xuân về.


TỪ LỄ TẾ THÀNH HOÀNG…

Khởi nguồn từ trò chơi cướp cầu trong luyện binh ngày xưa, người dân địa phương đã biết tiếp thu và du nhập thành lễ thức trong tín ngưỡng phồn thực của nền văn minh lúa nước, vừa là diễn tích mang tính giáo dục truyền thống cho các thế hệ… Việc cúng tế được quy định theo lệ làng với hai loại lễ vật không thể thiếu là cỗ bánh Dày được gọi là “Bạch từ bính” và cỗ gà thiến hay cỗ hàn âm được gọi là “cỗ Ông Gà”.



Làng Đông Lai xưa có 4 giáp và theo lệ làng, mỗi giáp được cấp 2 sào ruộng công dành riêng cấy lúa nếp, dùng hoa lợi để làm bánh Dầy phục vụ lễ tế. Mỗi vụ lúa trong giáp sẽ cử người cày, cấy, chăm sóc và thu hoạch. Gần đến ngày lễ, thóc dành riêng mới được đem ra xay giã. Gạo được chọn phải là gạo thật ngon, nhặt từng hạt kỹ lưỡng, được giã đến mức trắng xanh. Đến ngày làm bánh mới đem vo kỹ, đồ thành xôi chín rồi mới đem ra giã. Bánh được chuẩn bị từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 7 sẽ được đặt lên kiệu rước ra đình để tế lễ.


Riêng gà tế, các giáp sẽ cử người về Sơn Tây chọn mua giống gà Mía to, đẹp và nặng khoảng chừng 5 - 6kg. Mỗi giáp sẽ qua bỏ phiếu tín nhiệm chọn người và gia đình được chăn nuôi gà. Từ đây gà sẽ được gọi là “Ông Gà” và được nuôi dưỡng theo chế độ đặc biệt. Đến tối mùng 6, khi nghe đình làng gióng lên tiếng chiêng, trống hối thúc thì dân làng lại náo nức đi xem lễ “vật Ông Gà”. Đây là công việc thiêng liêng của cánh đàn ông và không có sự tham gia của nữ giới.

Sáng hôm sau, dân làng sẽ hội tụ để xếp lễ vật của mình vào kiệu và rước lên đình Công đồng dâng lễ Thánh. Mỗi giáp sẽ có 2 cỗ gà tế được gọi là “Ông Nhất” và “Ông Nhì”. Các cỗ gà tế xong sẽ được chấm giải. Tuy đây là những lễ vật rất bình dị trong sinh hoạt thường ngày nhưng lại hàm chứa những giá trị tinh thần rất sâu sắc của cộng đồng cư dân.



… ĐẾN LỄ THỨC ĐẢ CẦU CƯỚP PHẾT

Sau nghi thức tế lễ Thành hoàng, phần hội tiếp theo diễn ra khá sôi động với những trò chơi như bóng chuyền, cờ tướng, giã bánh Dầy, đu tiên, bịt mắt bắt dê… và hấp dẫn nhất vẫn là trò đả cầu cướp phết. Quả cầu có đường kính chừng 30cm, được làm bằng gỗ qúy; mồng phết là cây gậy làm bằng gốc tre cong, dài chừng 1,2m có trổ hình đầu ngựa. Hình thức cướp cầu bằng mồng phết là tượng trưng cho kỵ binh và cướp cầu bằng tay là tượng trưng cho bộ binh - cả hai hình thức đều được tổ chức đồng bộ và tiến hành song song.



Quả cầu và hai mồng phết được xếp lên kiệu Thánh đặt trước sân đình. Lúc này hàng vạn người dân đã tập trung tại sân đình để chờ đợi thời điểm quả cầu được tung ra. Trước khi diễn ra hội cướp cầu, các trai đinh trong trang phục truyền thống đứng thành hàng ngang trước kiệu Thánh. Ông Mệnh sẽ đánh một hồi trống dự báo, các trai đinh sẽ làm một số động tác trước kiệu Thánh theo từng nhịp trống gồm 5 bước: lễ 4 vái, vuốt tóc, ăn trầu, vắt hai tay lên vai, cầm mồng phết giơ cao reo hò chiến thắng…



Sau 3 hồi trống, chiêng, đoàn rước sẽ di chuyển đến vị trí sân hội, mở đầu là kiệu Thánh với hàng trăm trai đinh mặc trang phục nghi lễ khiêng kiệu và đi hộ tống, các thanh niên quần chúng sẽ đi theo sau. Đến giữa sân hội, ông Mệnh sẽ tung quả cầu, một trai đinh mặc áo nẹp, thắt đai đỏ phất cờ sai tượng trưng cho xung trận. Lúc này các thanh niên sẽ nhảy xô vào tranh cướp cầu, một rừng người chồng lấn xô đẩy giữa tiếng hò reo cổ vũ, tiếng giục giã của chiêng, trống, lệnh tạo nên sự huyên náo của một trận địa chiến.



Cuộc diễn tích toàn dân đánh trận kéo dài cả buổi chiều, các trai tráng ngưởi nào cũng dính đầy bùn đất nhưng vẫn rất hào hứng với tâm trạng của người trong cuộc. Người cướp được cầu và đem về bái yết trước cửa đình sẽ được làng trao thưởng. Tuy phần thưởng chỉ mang tính tượng trưng nhưng ai cũng tin rằng, cướp được cầu sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc và thành đạt trong cả năm. Chính vì vậy mà lễ hội thu hút hàng ngàn trai làng và người dân xa gần đến tham dự, ai cũng mong mình sẽ cướp được cầu hoặc chí ít cũng đụng tay vào được quả cầu như tìm gặp được điều may mắn…

● ● ●

Lễ hội đả cầu cướp phết tại Bàn Giản có một lịch sử khá dài lâu, là nét văn hóa độc đáo của một làng quê miền sơn cước. Người xưa đã biết thông qua một lễ thức mang tính tôn giáo để lồng vào đó ý thức đoàn kết, rèn đức, luyện tài, bên cạnh đó còn chủ ý hướng thiện với việc cầu cho mưa thuận, gió hòa, nhà nhà yên vui, người người hạnh phúc… Đây quả là một triết lý nhân văn sâu sắc, góp phần đem lại niềm tin và sức sống cho cộng đồng trải qua bao thế hệ…

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

Chè kho Tứ Yên đặc sản Lập Thạch

|0 comments
Chè kho Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những món ăn được quân lính của vua Lý Nam Đế xưa kia mê mẩn. Và cho đến nay, nó đã chứng minh được sức sống mãnh liệt của mình, hương vị ấy vẫn khiến bao thực khách say mê mỗi khi đặt chân tới Tứ Yên, Vĩnh Phúc.


Chè kho là món ăn bình dân và rất dễ làm, nó là một trong những món ăn đặc sản của quê hương Vĩnh Phúc. Chè kho đã rất nổi tiếng từ thế kỷ thứ 6 và cho đến nay, món ăn này vẫn rất được lòng thực khách. Đặt chân đến Vĩnh Phúc, du khách không chỉ nhớ đến Tam Đảo mờ sương mà còn nhớ đến món ăn bình dân này.

Cách nấu chè kho khá đơn giản nên bạn cũng có thể tự làm. Chè được nấu hoàn toàn từ đậu xanh nên khâu chọn đậu xanh rất quan trọng, quyết định một phần đến hương vị của chè. Đậu xanh phải là loại hạt nhỏ, lòng vàng, được xay vỡ đôi. Sau khi mua về, bạn phải nhặt hết những hạt sâu, lép, nhọn đít bởi những hạt đó dù nấu bao lâu cũng không thể chín được, khi đồ đậu lên sẽ không thể giã nhuyễn, chè sẽ không được mịn.

Những hạt đậu xanh thơm, ngon, đạt tiêu chuẩn sẽ được ngâm trong nước khoảng 12 tiếng để khi đồ, đậu sẽ nở bung, sau đó mang đãi sạch vỏ rồi phơi thật khô. Sau đó, bạn đồ đỗ xanh lên rồi giã nhuyễn đỗ. Một mẹo nhỏ để chè được mịn đó là sau khi giã nhuyễn hãy nắm thành từng nắm và dùng dao thái đậu thành những lát mỏng để đậu được tơi và mịn.


Tiếp đến là khâu pha chế nước đường. Để món chè có vị ngọt thanh, thơm, không ngán thì bạn phải pha đường và nước ấm theo một tỷ lệ nhất định, thêm chút nước gừng tạo vị cay cay đỡ ngán. Sau đó, trộn hỗn hợp nước đường với đậu và đun nhỏ lửa. Đây là công đoạn rất quan trọng, quyết định hương vị của miếng chè. Khi đun, bạn phải dùng hai chiếc đũa cả thật to, khuấy đều tay để chè không bị khê, cháy dưới đáy nồi. Nếu bị khê thì coi như nồi chè hỏng. Khi chè vừa chín tới, bạn cho thêm chút nước hoa bưởi để dậy mùi rồi múc chè ra bát miệng lớn. Rắc lên trên chút vừng trắng vừa thơm vừa đẹp mắt.

Sau khi đợi chè nguội, bạn cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng, xếp vào đĩa và thưởng thức. Bạn sẽ cảm thấy thực sự bất ngờ khi ăn thử, miếng chè mịn như nhung, khô ráo, vị ngọt thanh vừa phải, thơm mùi đậu xanh, có chút cay cay của gừng, phảng phất mùi thơm mát của hương bưởi. Cứ ngỡ mình chỉ ăn được một miếng là ngán nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết bạn đã “xử lý” xong đĩa chè từ khi nào mà không hay biết. Chè kho sẽ ngon hơn khi bạn nhâm nhi tách trà sen.

Nguồn: http://vinhphuc.tintuc.vn/am-thuc/che-kho-tu-yen-vinh-phuc.html

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Quốc gia nào trên thế giới đang hội nhập hiệu quả và thành công nhất trong Cách mạng Công nghiệp 4.0? Bài học nào dành cho Việt Nam?

|0 comments

 Đức là đất nước đã khai sáng và mở màn rực rỡ nhất, khi thế giới bước vào Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, Đức đang khẳng định vị thế tiên phong của mình trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bằng những thành công và hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại, nhờ bắt nhịp nhanh chóng, làm chủ Cách mạng Công nghiệp 4.0.  “Industrie 4.0” tại Đức đang mở ra con đường tương lai của ngành công nghiệp thế giới, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. 

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

Vấn đề tổ chức đào tạo nguồn nhân lực và cân đối phân phối nguồn lao động Việt Nam trong thời kì Cách mạng Công nghiệp 4.0?

|0 comments

Bước vào kỷ nguyên của Cách mạng công nghệ 4.0 với những sáng kiến khoa học ứng dụng công nghệ thông tin vào máy móc trong quá trình sản xuất thay cho lao động cơ học của loài người. Yêu cầu nguồn nhân lực với chất lượng và trình độ chuyên môn cao, khả năng thích ứng linh hoạt, tiếp thu công nghệ và vận hành nhanh nhạy. Thì ưu thế về lực lượng lao động trẻ dồi dào và chi phí thấp của các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ không còn là thế mạnh. Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)[1] có đến 86% lao động cho các ngành dệt may và da giày của Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm dưới tác động của những đột phá về công nghệ do cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0.

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

Cách mạng Công nghiệp 4.0 có làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hay không?

|0 comments

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 tới đây sẽ thải loại 85% người lao động trực tiếp tại khu vực Châu Á, và hơn 90% người lao động ở khu vực Châu Âu, Mỹ. Đây là một nguy cơ vô cùng lớn cho an sinh xã hội. [23]