Đức là đất nước đã khai sáng và mở màn rực rỡ nhất, khi thế giới bước vào Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, Đức đang khẳng định vị thế tiên phong của mình trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bằng những thành công và hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại, nhờ bắt nhịp nhanh chóng, làm chủ Cách mạng Công nghiệp 4.0. “Industrie 4.0” tại Đức đang mở ra con đường tương lai của ngành công nghiệp thế giới, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Đức có ngành công nghiệp sản xuất hàng đầu thế giới và chiếm
vị trí “lãnh đạo toàn cầu” trong lĩnh vực sản xuất thiết bị, nhờ chuyên môn
trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất, các công nghệ sản xuất tiên tiến và
quản lý quá trình công nghiệp phức tạp. Ngành công nghiệp máy móc thiết bị, năng
lực CNTT và các hệ thống nhúng, kỹ thuật tự động có năng lực rất lớn để Đức
đóng vai trò như là một nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp sản xuất:
Industrie 4.0.
Nhóm công tác về “Công nghiệp 4.0” đã trình bày các khuyến
nghị cho Chính phủ Liên bang Đức về cách thiết lập và thực hiện “Công nghiệp
4.0”. Trong đó, về mặt tổ chức, thiết lập một nền tảng tổ chức Công nghiệp 4.0
(The Industrie 4.0 Platform), đó là một tổ chức đặc trách về Công nghiệp 4.0,
bao gồm một Ban chỉ đạo (các thành viên từ Chính phủ Liên bang, các công ty,
đại diện các hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học) được hỗ trợ
bởi Hội đồng Tư vấn khoa học, Ban thư ký. Industrie 4.0 Platform là một bước
quan trọng hướng tới việc đảm bảo rằng tiềm năng đổi mới Industrie 4.0 được nâng
cao trong tất cả các ngành công nghiệp.
Báo cáo của Nhóm công tác Công nghiệp 4.0 khuyến nghị, khi
triển khai Industrie 4.0, cần thực hiện thông qua một chiến lược kép. Công nghệ
cơ bản hiện tại và kinh nghiệm sẽ cần phải phù hợp với yêu cầu của kỹ thuật sản
xuất và triển khai nhanh chóng trên phạm vi rộng rãi. Đồng thời, cũng cần
nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo cho các cơ sở sản xuất mới và
thị trường mới. Nếu điều này được thực hiện thành công, Đức sẽ trở thành một
nhà cung cấp hàng đầu cho Industrie 4.0. Hơn nữa, việc thiết lập một thị trường
đi đầu sẽ làm cho Đức trở thành một địa điểm sản xuất hấp dẫn hơn và giúp bảo
vệ ngành sản xuất trong nước.
Báo cáo cũng chỉ ra các lĩnh vực ưu tiên hành động để dẫn
đầu Công nghiệp 4.0. Đó là các lĩnh vực [9]:
1. Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn mở cho kiến trúc
tham chiếu
2. Quản lý hệ thống tổ hợp
3. Cung cấp cơ sở hạ tầng băng thông rộng toàn diện
cho ngành Công nghiệp 4.0.
4. An toàn và an ninh là các yếu tố quan trọng cho
sự thành công của Industrie 4.0
5. Tổ chức công việc và thiết kế công việc trong
thời đại công nghiệp kỹ thuật số
6. Đào tạo và tiếp tục phát triển chuyên môn cho
Industrie 4.0
7. Hiệu quả nguồn lực
Sau khi phát động cuộc CMCN 4.0, Đức đang tìm cách thu hút
lao động nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ cao và CNTT,
nhằm hoàn thành mục tiêu.
Thomas Mosch - Trưởng bộ phận chính trị và doanh nghiệp của
Hiệp hội CNTT và Truyền thông của CHLB Đức cho biết, toàn cầu hóa đang làm Đức
dần mất lợi thế cạnh tranh về giá trong việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp,
do vậy, Đức cần tăng hàm lượng các gói dịch vụ và giải pháp công nghệ cao trong
các sản phẩm công nghiệp cơ khí truyền thống của mình và qua đó sẽ bán được giá
cao hơn. Đơn cử như Tập đoàn Bosch - nhà sản xuất các sản phẩm cơ khí hàng đầu
thế giới của Đức, đã mua một công ty CNTT đang sẵn có 1.000 nhân viên để tăng
thêm nhân lực nghiên cứu cho đơn vị sẵn có của mình. Các công ty lớn khác ở Đức
cũng đang có những bước đi tương tự.
Đức đã tăng ngân sách cho NC&PT nhằm phục vụ Công nghiệp
4.0 và coi đây là trọng tâm của Chương trình R&D cấp quốc gia trong vòng 10
năm tới.
Ngoài ra, Bộ Kinh tế và Công nghệ CHLB Đức còn có không dưới
10 chương trình tương tự nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp non trẻ trong lĩnh vực
công nghệ thông tin - công nghệ cao, chưa kể các chương trình tương tự đặt dưới
sự quản lý của Bộ Văn hóa.
Khác với ba cuộc Cách mạng Công nghiệp trước đây, internet
được cho là đặc trưng của Cách mạng Công nghiệp 4.0, các đại diện Chính phủ,
các nhà nghiên cứu và hiệp hội các ngành công nghiệp của Đức mô tả cách thức
internet cải thiện quy trình quản lý các chu trình kỹ thuật, sản xuất, hậu cần
của các ngành công nghiệp và cuộc sống trong thế kỉ 21. Cuộc cách mạng này cung
ứng những giải pháp mới trong tổ chức sản xuất công nghiệp: với hệ thống máy
móc, hệ thống kho bãi và hàng hóa được kết nối thông qua mạng internet, chúng
ta có thể tạo ra hệ thống sản xuất thông minh, về cơ bản kiểm soát lẫn nhau và
tự điều phối mà không cần bất kỳ sự can thiệp thủ công nào. Đức đang học hỏi
nhiều từ Mỹ - quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này. Chương trình German Silicon
Valley Accelerator (Hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực CNTT),
dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế và Công nghệ CHLB Đức, cho phép 10 doanh nghiệp
mới thành lập sang San Francisco, bang California, Mỹ, trong vòng một năm.
Chương trình thường niên này được tài trợ bằng tiền ngân sách, nhằm tạo cơ hội
cho các doanh nghiệp trình bày ý tưởng kinh doanh để tìm nguồn vốn từ các quỹ
đầu tư quốc tế cũng như từ Mỹ và học hỏi về công nghệ và kỹ thuật từ các công
ty bản địa.
Nền kinh tế Đức tăng trưởng tốt, tỉ lệ thất nghiệp thấp, Đức
đang đẩy mạnh thu hút nhân lực có trình độ và chất lượng cao, đặc biệt trong
lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ cao và công nghệ thông tin. Và thu hút những bộ
não xuất sắc từ các nước khác, giúp nước Đức cải thiện tình hình lâu dài. Đức
đã dần nới rộng chính sách nhập cư cho công dân ngoài khối Liên minh Châu Âu,
đặc biệt là đối với các chuyên viên công nghệ thông tin, họ đã đón những chuyên
viên đầu tiên từ Nam Mỹ và Đông Âu tới làm việc. Hiện có 7 triệu người nước
ngoài sống và làm việc trên nước Đức. Gia tăng lượng người nhập cư là cơ hội
tuyệt vời cho Đức thu hút nguồn lao động phục vụ tiến trình Industrie 4.0 của
họ.
Một số thành tựu nổi bật
Vào năm 2012, thâm hụt ngân sách của Pháp tương đương với
4,8 % GDP, thì tại Đức, Chính phủ lại thu nhiều hơn chi: thặng dư ngân sách của
Chính quyền Liên bang tương đương với 0,2 % tổng sản phẩm nội địa của quốc gia
này. Nhìn đến một chỉ số khác là tỷ lệ nợ công so với GDP: nợ công của Pháp đã
lên đến 90,8%, của Đức là 83%, tức là thấp hơn nhiều so với trung bình trong
khối euro (90,2%).
Trong lúc Pháp bối rối vì các dự báo cho thấy tỷ lệ tăng
trưởng gần như ở số không, thì kinh tế Đức sẽ tăng khoảng từ 0,5 đến 0,7 %
trong năm 2013. Trên thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong
khu vực đồng tiền chung Châu Âu là 11,7 %. Tại Đức, chỉ có 6,8 % người trong
tuổi lao động không có việc làm. Chỉ nội một điểm này cũng đủ biến nước Đức của
Thủ tướng Merkel thành “thiên đường” trong mắt người lao động, nếu so với những
quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 27 % như Hy Lạp hay Tây Ban Nha.
Phép màu kinh tế của Đức do đâu mà có ? Đâu là những bí
quyết thành công của Berlin và đâu là những giới hạn của mô hình kinh tế Đức?
Lợi thế của nước Đức
Trong quá trình thống nhất đất nước, Chính phủ Đức qua các
thời kì đã mạnh dạn tiến hành cải tổ trong suốt gần 20 năm; đặc biệt là kể từ
năm 2000, Thủ tướng Gerhard Schroeder đã cải tổ sâu rộng thị trường lao động
của Đức, xét lại toàn bộ chính sách lương bổng và hệ thống bảo hiểm xã hội.
Trả lời đài RFI Pháp ngữ, nhà báo Marc Vignaud đặc trách về
các hồ sơ kinh tế của Tạp chí Le Point nêu lên một vài điểm son trong mô hình
kinh tế của Đức, và không quên nhắc đến công lao cựu Thủ tướng Schroeder: “Mô
hình phát triển kinh tế của Đức có nhiều nét tiêu biểu. Trước hết vào khoảng
năm 2000, kinh tế Đức đã tìm cho mình một vị trí riêng biệt trên bàn cờ thương
mại quốc tế. Nhờ vậy mà ngành xuất khẩu của Đức đi lên. Bên cạnh đó còn phải kể
đến công lao thủ tướng Schroeder. Ông là người đã cởi trói cho thị trường lao
động của Đức. Chính sách tự do hóa thị trường lao động đó đã cho phép những
người không cần có tay nghề cao vẫn có thể dễ dàng tìm việc làm, đặc biệt là
trong lĩnh vực dịch vụ, cho dù họ không được trả lương cao. Vào năm 2005, Đức
có 4,9 triệu người thất nghiệp. Đến cuối năm 2012, số đó giảm xuống còn 2,3
triệu. Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức hiện vào khoảng 6 % trong khi chỉ số đó tại Pháp
vẫn là gần 11 %”
Bên cạnh chủ trương mạnh dạn cải tổ của Berlin, phải nêu lên
ba yếu tố khác để giải thích về phép màu kinh tế của Đức trong hơn một chục năm
qua[15]:
Thứ nhất, trong 15 năm trở lại đây, dân số Đức không hề tăng
mà còn có khuynh hướng giảm sút - giảm đi 400 ngàn trong thời gian từ 2000 đến
2010. Đức lại không hề bị tác động của hiện tượng bong bóng địa ốc. Hai yếu tố
đó cộng lại, khiến các nguồn tiết kiệm của Đức chủ yếu được dùng để đầu tư vào
sản xuất, vào các doanh nghiệp thay vì đầu tư vào giáo dục hay nhà ở.
Thứ hai là về cơ cấu thì từ đầu những năm 2000, nền công
nghiệp của Đức đã chọn cho mình một hướng đi riêng, chủ yếu là để đáp ứng nhu
cầu của các nền kinh tế đang trỗi dậy (xe hơi, xe tải, máy cày, máy móc sản
xuất…) Vì vậy, Đức vẫn là nhà xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới.
Thứ ba là ngành ngân hàng của Đức tương đối mở rộng, các chi
phí ngân hàng cũng như lãi suất tín dụng trung bình thấp hơn so với ở những nơi
khác trong khối sử dụng đồng tiền chung Euro. Đó là động cơ khuyến khích các
doanh nghiệp vay vốn đầu tư.
Bên cạnh ba lợi thế cơ bản đó, kinh tế Đức trong thập niên
vừa qua đã gặp nhiều may mắn. Vào năm 2004, khi mà Liên hiệp Châu Âu mở rộng
cửa đến các nước Đông Âu cũ, thì Đức đã lợi dụng thời cơ mua lại nhiều cơ sở
công nghiệp của các nước cộng sản cũ với giá rẻ, qua đó củng cố thêm mạng lưới
công nghiệp quốc gia. Đến năm 2009, thời cơ lại mở ra khi thế giới đang chao
đảo dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và của khu vực đồng Euro,
thì Đức được coi là một thành trì kiên cố, một trong những địa điểm đầu tư an
toàn nhất. Tư bản của thế giới đang được ký gửi ở các ngân hàng Nam Âu đã đổ về
nước Đức. Lãi suất ngân hàng của Đức nhờ vậy được đẩy xuống mức thấp chưa từng
thấy. Điều này khiến các doanh nghiệp của Đức dễ dàng đi vay để đầu tư và nâng
cao năng suất.
Hàng “Made in Germany” vốn đã tốt lại càng có khả năng cạnh
tranh cao. Đó cũng là lý do vì sao cho dù đồng Euro có tăng giá so với đô la,
ngành xuất khẩu của Đức vẫn không bị khuynh đảo.
Bài học dành cho Việt Nam
- Bài
học về vấn đề nắm bắt nhanh chóng xu thế và thích ứng một cách khéo léo.
- Bài
học về các hệ thống chính sách đưa ra kịp thời linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thực
tế.
- Bài
học về xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm.
0 comments:
Đăng nhận xét