Hình thức nhà nước Tư sản trong lịch sử
Xét dưới góc độ khoa học pháp lý, hình
thức nhà nước tư sản gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và
chế độ chính trị.
Hình thức nhà nước tư sản |
1. Hình thức chính thể tư sản
Nhà nước Tư sản có hai dạng chính thể cơ bản
là chính thể quân chủ lập hiến và chính thể cộng hoà.
- Chính thể quân chủ lập hiến
Trong các nhà nước có chính thể quân chủ lập
hiến có hai dạng biến dạng chính là chính thể quân chủ nhị nguyên và quân chủ
đại nghị.
Chính thể quân chủ nhị nguyên thể hiện tính
song phương quyền lực giữa nhà vua và nghị viện. Vua chỉ bị hạn chế trong lĩnh
vực lập pháp mà không bị hạn chế trong lĩnh vực hành pháp. Các đạo luật do nghị
viện thông qua phải có sự phê chuẩn của nhà vua.Chính phủ chịu trách nhiệm
trước nhà vua. Hình thức này chỉ tồn tại ở nhà nước tư sản trong giai đoan đầu
(Nhà nước Phổ thời kỳ đệ nhị đế quốc, 1871 - 1918 và nhà nước Nhật theo Hiến
pháp Minh Trị 1889).
Hình thức quân chủ đại nghị thể hiện tính
hình thức của quyền lực nhà vua. Nhà vua, với tính cách là nguyên thủ quốc gia
chỉ là người đại diện tượng trưng chứ không nắm quyền hành thực tế. Trên thực
tiễn, nhà vua không nắm quyền lực trên cả lĩnh vực hành pháp và lập pháp. Các
đạo luật do nghị viện thông qua và nhà vua không có quyền phủ quyết. Chính phủ
do nghị viện thành lập và phải chịu trách nhiệm trước nghị viện (Anh, Nhật bản
theo Hiến pháp1946...).
Hình thức nhà nước tư sản trong lịch sử phát triển |
-
Chính
thể cộng hoà tư sản
Đây là hình thức chính thể phổ biến của nhà
nước tư sản hiện nay. Ở Hình thức này có hai biến dạng chủ yếu là cộng hoà tổng
thống và cộng hoà đại nghị.
Ở
chính thể cộng hoà tổng thống, vai trò của nguyên thủ quốc gia là rất quan
trọng. Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu chính
phủ, do nhân dân trực tiếp bầu ra hoặc do các đại biểu cử tri bầu ra. Các thành
viên của chính phủ do tổng thống lựa chọn và bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước
tổng thống. Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật của nghị viện. Nghị viện
không có quyền giải tán chính phủ trừ trường hợp tổng thống phạm tội nghiêm
trọng bị hạ viện khởi tố và thượng viện xét xử theo thủ tục đặc biệt ( thủ tục
đàn hạch).
Ở chính thể cộng hoà đại nghị, vai trò của
nghị viện là rất lớn, nghị viện là thiết chế quyền lực trung tâm trong cơ chế
thực thi quyền lực nhà nước. Nghị viện bầu ra nguyên thủ quốc gia (tổng thống)
và đảng chính trị nắm đa số ghế trong
nghị viện có quyền thành lập chính phủ, chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị
viện và có thể bị nghị viện giải tán, vai trò của tống thống không lớn (Liên
bang Đức, Ý, Áo).
Ngoài chính thể cộng hoà tổng thống và chính
thể cộng hoà đại nghị, hiện nay còn xuất hiện và tồn tại hình thức cộng hoà hỗn
hợp giữa cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị (Pháp, Bồ đào Nha). Trong
hình thức chính thể này, những đặc điểm của cộng hoà đại nghị được bảo lưu
nhưng bên cạnh đó lại tăng cường quyền lực của tổng thống. Tổng thống được
tuyển cử qua hình thức phổ thông đầu phiếu. Chính phủ do tổng thống bổ nhiệm,
người đứng đầu chính phủ là thủ tướng nhưng tổng thống vẫn có quyền điều hành
hoạt động đối với chính phủ. Trong trường hợp cần thiết, tổng thống có quyền giải
tán cả nghị viện.
2. Hình thức cấu trúc nhà nước tư sản
Nhà nước Tư sản có các hình thức cấu trúc
sau: Hình thức liên bang và hình thức đơn nhất.
Hình thức cấu trúc liên bang là sự hợp thành
từ nhiều bang thành viên, song mỗi thành viên của liên bang không có đầy đủ các
dấu hiệu của một nhà nước độc lập. Mặc dù mỗi thành viên đều có lãnh thổ riêng,
hiến pháp riêng, hệ thống chính quyền riêng song bang không có chủ quyền quốc
gia riêng (không là chủ thể của luật pháp quốc tế). Nhà nước liên bang có hiến
pháp riêng, hệ thống pháp luật riêng, có giá trị tối cao so với hiến pháp và
pháp luật của các bang thành viên. Đồng thời trong nhà nước liên bang tồn tại
một chế độ hai quốc tịch đối với mỗi công dân. Trong hình thức cấu trúc nàh
nước liên bang, về mặt nguyên tắc, các thành viên không có quyền tách khỏi nhà
nước liên bang.
Nhà nước đơn nhất là hình thức cấu trúc phổ
biến của các nhà nước tư sản. Nhà nước đơn nhất có những dấu hiệu đặc trưng:
-
Có hiến
pháp và hệ thống pháp luật thống nhất;
-
Hệ thống
cơ quan nhà nước ở trung ương thống nhất (cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp);
-
Có chủ
quyền lãnh thổ thống nhất;
-
Có quốc
tịch thống nhất;
-
Các cơ
quan chính quyền địa phương tổ chức và
hoạt động theo quy định chung của chính quyền trung ương.
Tuy nhiên, khi xem xét hình thức cấu trúc nhà
nước đơn nhất tư sản cần chú ý một số biểu hiện cụ thể trong tổ chức thực hiện
quyền lực nhà nước địa phương. Trong một số nước, xu hướng tập trung quyền lực
về trung ương được coi trọng. Các cơ quan chính quyền địa phương phục tùng
tuyệt đối quyền lực nhà nước trung ương.
Nhà nước cử đại diện của mình về địa phương trực tiếp quản lý mọi mặt hoạt động
ở đây. Hoặc một số nước mặc dù có bầu ra các cơ quan chính quyền địa phương bên
cạnh đại diện của trung ương, song hoạt động của các cơ quan này đặt dưới sự
kiểm soát của các đại diện do trung ương cử về. Hình thức này tồn tại ở Nhật
Bản và Pháp.
Một số nước lại thực hiện nguyên tắc tản
quyền trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương. Tại các nước này
xuất hiện dấu hiệu sự tự trị của chính quyền địa phương. Cơ quan quyền lực địa
phương do nhân dân bầu ra hoạt động theo nguyên tắc tự quản. Nhà nước gián tiếp
kiểm soát hoạt động của các cơ quan địa phương, hình thức này được áp dụng ở
một số địa phương của Anh, Tân Tây Lan, Pháp, Tây Ban Nha.
Ngoài hai hình thức cấu trúc trên, trong lịch
sử của nhà nước tư sản còn tồn tại một kiểu cấu trúc nhà nước khác là liên minh
giữa các quốc gia, như liên minh ở Mỹ từ 1776 - 1787, Đức đến 1867, Thụy Sỹ
1848; nhà nước liên minh là sự kết hợp các quốc gia có chủ quyền, nhằm giải
quyết một số vấn đề nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Xét dưới góc
độ khoa học pháp lý, nhà nước liên minh có cơ cấu tổ chức không chặt chẽ và chỉ
gây ảnh hưởng mang tính quyền lực đối với các nước thành viên trong một số lĩnh
vực nhất định. Hiện nay, đáng chú ý là Liên minh Châu Âu.
Nhà nước tư sản được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ |
3. Chế độ chính trị của nhà nước tư sản
Chế độ chính trị của nhà nước tư sản được
hiểu là toàn bộ các phương pháp, thủ đoạn mà giai cấp tư sản sử dụng để thực
hiện nền chính trị tư sản. Chế độ chính trị của nhà nước tư sản được phản ảnh
qua các phương pháp hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước, địa vị pháp lý của
công dân cùng các tổ chức chính trị xã hội và những biện pháp bảo đảm thực hiện
các quyền tự do, dân chủ cho công dân. Chế độ chính trị tư sản là một cơ chế năng động, linh hoạt, ở các
giai đoạn phát triển khác nhau của nhà nước tư sản, cũng như ở từng quốc gia cụ
thể biểu hiện của nó là hết sức khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung cho thấy nhà
nước tư sản hoặc có chế độ chính trị dân chủ hoặc chế độ phản dân chủ. Việc xác
lập chế độ chính trị nào là tuỳ thuộc vào tương quan chính trị trong nước, vai
trò tiến bộ hay phản động của bộ phận cầm quyền, tình hình chính trị quốc tế.
Trong các chế độ chính trị nói trên thì chế
độ dân chủ tư sản là chế độ chính trị tốt nhất của nhà nước tư sản, nó được
biểu hiện bằng các dấu hiệu:
-
Có sự
thừa nhận sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật;
-
Khả năng người dân được sử dụng rộng rãi các quyền tự do dân chủ;
-
Có sự
cùng tồn tại của các đảng chính trị, kể cả đảng của phái đối lập bên cạnh đảng
cầm quyền;
-
Hệ thống
các cơ quan đại diện được hình thành bằng con đường bầu cử theo nguyên tắc phổ
thông đầu phiếu;
-
Nguyên
tắc pháp chế tư sản được bảo đảm.
Tuy nhiên, với chế độ chính trị dân chủ tư
sản bộ mặt nhà nước tư sản đã co sự thay đổi đáng kể, song thực chất nó vẫn
chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của một nhà nước bóc lột, như V.I LêNin đã nhận
xét: “xã hội tư bản chủ nghĩa, xét trong những điều kiện phát triển thuận lợi
nhất của nó, đem lại cho ta một chế độ dân chủ ít nhiều hoàn bị trong chế độ
cộng hoà dân chủ. Nhưng chế độ dân chủ ấy tựu chung vẫn bị bó trong khuôn khổ
chật hẹp của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, và do đó, thực ra, nó tựu chung vẫn
là một chế độ dân chủ đối với riêng những giai cấp có của, đối với riêng bọn
giàu có mà thôi”1.
Chế độ phản dân chủ là cơ chế sử dụng bạo lực
của các nhóm tư sản phản động lũng đoạn ttrong việc thực hiện chuyên chính tư
sản. Đặc trưng của chế độ này là mọi quyền tự do, dân chủ bị hạn chế tới mức
tối đa, hoặc bị xoá bỏ hoàn toàn; các đảng phái chính trị đối lập, các tổ chức
chính trị - xã hội độc lập bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị đàn áp dã man,
các thể chế dân chủ bị vô hiệu.
Biến dạng cao nhất của chế độ phản dân chủ là
chế độ phát xít. Chế độ phát xít với tính chất cực đoan đã xoá bỏ hoàn toàn các
thể chế dân chủ tư sản, cấm mọi tổ chức, đảng phái đối lập hoạt động, công khai
sử dụng bạo lực và các biện pháp khủng bố, thực hiện chính sách phân biệt chủng
tộc. Ngày nay chế độ phát xít không còn tồn tại với đầy đủ các dấu hiệu đặc
trưng của nó. Tuy nhiên, hiện vẫn còn có khuynh hướng phục hồi chủ nghĩa phát
xít ở đây đó với những luận điệu mới cùng với sự phục hồi của những đảng tân
phát xít trong một số nhà nước tư sản, và vì thế nguy cơ tiềm ẩn yếu tố đe doạ
nền dân chủ tư sản vẫn luôn là có thật ở một số quốc gia.
1 V.I LêNin
toàn tập, tập 33
Tham khảo thêm nội dung:
Tham khảo thêm nội dung:
-
- Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học của lý luận
-
- Những quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc của nhà nước
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của nhà nước
-
- Bản chất của nhà nước là gì?
-
- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
-
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử
-
- Chức năng của nhà nước
-
- Hình thức nhà nước là gì?
-
- Bản chất tổ chức bộ máy và hình thức của nhà nước
-
- Sự ra đời bản chất và sự phát triển của nhà nước
-
- Chức năng của nhà nước tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản
-
- Hình thức nhà nước Tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về sự ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Quy luật phát triển của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Những chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Các bộ phần cấu thành của Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
-
- Vai trò của nhà nước trong hệ thống chinh trị xã hội
-
- Vị trí và vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu các các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị
-
- Những vấn đề về đổi mới hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của pháp luật
-
- Bản chất của pháp luật là gì?
-
- Tìm hiểu các thuộc tính của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các kiểu pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các hình thức của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về pháp luật chủ nô
-
- Tìm hiểu về pháp luật thời phong kiến
-
- Tìm hiểu về hình thức pháp luật tư sản
-
- Cùng tìm hiểu về bản chất pháp luật tư sản
0 comments:
Đăng nhận xét