Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Bản chất của pháp luật là gì?

Bản chất của pháp luật cũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên “ hay pháp luật không có tính giai cấp.

Tính giai cấp của pháp luật trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó đựơc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập chung thống nhất, hợp pháp hoá ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.



Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật. Khi xem xét về mục đích của pháp luật, trước hết pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các QHXH nhằm hướng các QHXH phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

Mặt khác, bản chất của pháp luật còn thể hiện thông qua tính xã hội của pháp luật. Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự” chọn lọc tự nhiên” trong xã hội. Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các QHXH, tuy nhiên trong thực tiễn chỉ những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông qua nhà nước, đó là những quy phạm’’ hợp lý ‘’, “khách quan’’ 

được số đông trong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội.

Giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, quy phạm pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các QHXH, hướng chúng vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan.



Để nhận thức đầy đủ về bản chất của pháp luật cần phải xem xét các mối liên hệ của pháp luật với kinh tế, chính trị nhà nước với các quy phạm xã hội khác cũng như các thuộc tính và chức năng của pháp luật và điều này được trình bày trong những phần tiếp theo của chương này.
 
Tham khảo nội dung:

0 comments:

Đăng nhận xét