1. Khái niệm bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là hệ thống
các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống đến địa phương, được tổ chức và hoạt
động dựa trên những nguyên tắc chung nhất định tạo thành một cơ chế đồng
bộ thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của nhà nước.
Xuất phát từ bản chất của mình, bộ máy nhà
nước xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm sau đây:
Nhà nước xã hội chủ nghĩa |
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm sự thống
nhất, tập trung quyền lực. Tính thống nhất quyền lực xuất phát từ nguồn gốc
quyền lực thuộc về nhân dân. Trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa không có sự
phân chia quyền lực nhưng có sự phân công các nhánh quyền: lập pháp, hành pháp
và tư pháp một cách hợp lý cho các hệ thống cơ quan tương ứng, bảo đảm cho việc
thực hiện thống nhất quyền lực nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình
bằng các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, trong đó hình thức
dân chủ đại diện thông qua hoạt động của các cơ quan dân cử là hình thức quan
trọng nhất. Các cơ quan nhà nước khác đều bắt nguồn từ hệ thống cơ quan quyền
lực nhà nước và phải chịu trách nhiệm và báo cáo hoạt động của mình trước cơ
quan quyền lực nhà nước.
- Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa có chức
năng thống nhất quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thực hiện chức
năng này nhà nước thiết lập các hệ thống cơ quan tương ứng, bao gồm: các cơ
quan cưỡng chế, các cơ quan quản lý kinh tế, các cơ quan quản lý các lĩnh vực
khác của đời sống xã hội...
- Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa nắm giữ
các quyền lực: kinh tế, chính trị và tinh thần.
+ Về
quyền lực kinh tế, nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ thể của những cơ sở kinh
tế, cơ sở vật chất quan trọng nhất của quốc gia: đất đai, rừng núi, sông ngòi,
tài nguyên thiên nhiên... Ngoài ra, nhà nước xã hội chủ nghĩa còn là chủ sở hữu
của những tư liệu sản xuất quan trọng khác được quy định trong pháp luật như:
bưu chính - viễn thông, các trung tâm công nghiệp, điện lực, tài chính... của
quốc gia.
+ Về quyền lực chính trị, nhà nước xã hội chủ
nghĩa cũng như các kiểu nhà nước khác là trung tâm của hệ thống chính trị. Với
đặc trưng tiêu biểu là chủ thể duy nhất nắm giữ quyền lực công cộng đặc biệt và
là chủ thể của chủ quyền quốc gia, nhà nước xã hội chủ nghĩa giữ vai trò là
quyền lực chính trị trung tâm.
+ Về quyền lực tinh thần, nhà nước xã hội chủnghĩa xây dựng hệ tư tưởng thống soái là hệ tư tưởng Mác - Lênin. Ơ Việt Nam ta bên cạnh hệ tư tưởng Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam trong việc xây dựng một hệ tư tưởng
thống nhất, là nhân tố bảo đảm động viên sức mạnh toàn Đảng, toàn dân chung sức
xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
2. Cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước là tổ chức mang tính quyền
lực nhà nước, là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước.
Cơ quan nhà nước có những đặc điểm sau:
- Các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt
động theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
- Căn cứ trên thẩm quyền được pháp luật quy
định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
hoặc văn bản áp dụng pháp luật. Các văn bản này có hiệu lực bắt buộc đối với
các chủ thể đã được nó xác định.
- Trong hoạt động của mình các cơ quan nhà
nước được sử dụng cả 2 phương pháp: thuyết phục và cưỡng chế để đảm bảo cho
hoạt động của mình đạt hiệu quả.
- Các cơ quan nhà nước có quyền kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành.
Xuất phát từ
đặc điểm về cơ cấu tổ chức, phương thức thực hiện quyền lực nhà nước
được phân công, có thể phân chia các cơ quan trong bộ máy nhà nước theo nhiều
cách khác nhau: có thể chia thành cơ quan trung ương và cơ quan địa phương; cơ
quan chịu trách nhiệm trước cử tri và cơ quan vừa chịu trách nhiệm trước cử
tri, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên... Cách phân chia
thông thường nhất thường được áp dụng là căn cứ vào tính chất công việc đảm
nhiệm để phân các cơ quan thành: các cơ quan đại diện, Nguyên thủ quốc gia, các
cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan xét xử, các cơ quan kiểm sát./.
Tham khảo thêm nội dung:
- Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học của lý luận
-
- Những quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc của nhà nước
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của nhà nước
-
- Bản chất của nhà nước là gì?
-
- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
-
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử
-
- Chức năng của nhà nước
-
- Hình thức nhà nước là gì?
-
- Bản chất tổ chức bộ máy và hình thức của nhà nước
-
- Sự ra đời bản chất và sự phát triển của nhà nước
-
- Chức năng của nhà nước tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản
-
- Hình thức nhà nước Tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về sự ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Quy luật phát triển của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Những chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Các bộ phần cấu thành của Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
-
- Vai trò của nhà nước trong hệ thống chinh trị xã hội
-
- Vị trí và vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu các các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị
-
- Những vấn đề về đổi mới hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của pháp luật
-
- Bản chất của pháp luật là gì?
-
- Tìm hiểu các thuộc tính của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các kiểu pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các hình thức của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về pháp luật chủ nô
-
- Tìm hiểu về pháp luật thời phong kiến
-
- Tìm hiểu về hình thức pháp luật tư sản
-
- Cùng tìm hiểu về bản chất pháp luật tư sản
0 comments:
Đăng nhận xét