Chức năng của nhà nước tư sản trong lịch sử
Bản chất của nhà nước tư sản thể hiện thông qua
các chức năng đối nội và đối ngoại của nó. Chức năng của nhà nước tư sản chính
là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện quyền lực nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống nhà nước và xã hội.
Qua các giai đoạn phát triển khác nhau của
nhà nước tư sản các chức năng của nhà nước tư sản có những thay đổi đáng kể,
tuy vậy khi xem xét ta thấy tựu chung nhà nước tư sản có các chức năng đối nội
và đối ngoại sau:
Nhà chước tư sản |
1. Chức năng củng cố, bảo vệ, duy trì sự thống
trị của giai cấp tư sản
Chức
năng này bao hàm những nội dung sau:
-
Củng
cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản
Tất cả các nhà nước tư sản đều coi quyền tư
hữu là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Thông qua pháp luật các nhà nước tư
sản đã thiết lập và bảo vệ quyền tư hữu cùng với sự giúp đỡ của tất cả bộ máy
bạo lực và các biện pháp khác. Song ở các giai đoạn phát triển khác nhau, nhà
nước tư sản đã thực hiện chức năng này cũng khác nhau, thích ứng với hoàn cảnh
kinh tế của mỗi giai đoạn. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, nhà
nước tư sản bảo vệ quyền tư hữu của toàn bộ giai cấp tư sản. Hiện nay, nhà nước
tư sản bảo vệ quyền tư hữu của những nhóm tư bản độc quyền dưới nhiều hình thức
khác nhau, như: chuyển sở hữu của nhóm tư bản độc quyền đang bị đe doạ sang sở
hữu nhà nước, tạo cho nó những độ quyền trong đầu tư hoặc khai thác tín dụng,
giúp đỡ các nhóm tư bản độc quyền mở rộng thị trường ra bên ngoài...
Chấn áp chính trị của nhà nước tư sản |
- Trấn áp các giai cấp bị trị về mặt chính trị
Đây là hoạt động thường xuyên của nhà nước tư
sản nhằm bảo vệ địa vị thống trị về chính trị của giai cấp tư sản. Tuy vậy hoạt
động này cũng có những biểu hiện khác nhau. Trong giai đoạn đầu, để bảo vệ địa
vị thống trị của mình, nhà nước tư sản thướng sử dụng bộ máy bạo lực đàn áp
trực tiếp các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước tư sản vẫn duy trì sự đàn áp chính trị nhưng
dưới những hình thức, phương pháp ngụy trang tinh vi hơn, như: quy định các
hình thức, thể thức ứng cử, bầu cử...
-
Trấn
áp giai cấp bị trị về mặt tư tưởng
Một mặt nhà nước tư sản luôn tuyên truyền về
tinh thần dân chủ đa nguyên, nhưng trên thực tế trong tất cả các giai đạo phát
triển các nhà nước tư sản luôn tìm mọi cách nhằm đảm bảo địa vị độc tôn của ý
thức hệ tư sản, ngăn cản việc truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hoạt động này được bảo đảm bởi sự liên
kết giữa nhà nước tư sản với các thế lực tôn giáo và hệ thống các phương tiện
thông tin đại chúng.
Nhà nước tư sản |
2. Chức năng kinh tế
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh
tự do chức năng này chưa được chú trọng. Chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhà nước tư sản
từng bước can thiệp vào lĩnh vực kinh tế, và khi chủ nghĩa tư bản độc quyền
chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thì sự can thiệp này được tăng
cường và làm nảy sinh chức năng mới - chức năng kinh tế.
Mục đích của chức năng này nhằm tạo ra các
điều kiện, các đảm bảo vật chất, kỹ thật, pháp lý và chính trị cho các hoạt
động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn tư bản, đảm bảo sự tăng trưởng của
nền kinh tế tư bản, ngăn ngừa và khắc
phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.
Để thực hiện chức năng này, nhà nước tư sản
sử dụng hàng loạt các hình thức và phương pháp như: sử dụng hệ thống đòn bẩy
kinh tế, các kích thích kinh tế thể hiện trong các tác động mang tính hành
chính - kinh tế lên hệ thống các quan hệ kinh tế.
Sự biểu hiện của chức năng này thể hiện:
+ Nhà nước tư sản căn cứ vào tình hình kinh
tế - xã hội để xây dựng và đưa ra các chương trình kinh tế cụ thể.
+ Nhà nước thông qua chương trình đầu tư tài
chính nhằm phục vụ trực tiếp cho các chương trình và mục tiêu kinh tế.
+ Nhà nước đưa ra và thực hiện các chính sách
tài chính - tiền tệ, chính sách thuế, chính sách thị trường thích hợp với điều
kiện và nhu cầu phát triển kinh tế.
+ Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ
nền sản xuất trong nước trước sức ép của thị trường kinh tế quốc tế.
3. Chức năng xã hội
Nhà nước
tư sản thực hiện chức năng xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội như:
việc làm, thất nghiệp, dân số, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, vấn đề bảo
trợ xã hội cho người già, giải quyết các tệ nạn xã hội...Chính sách xã hội và
việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước tư sản tuỳ thuộc vào tương quan
các lực lượng chính trị trong nhà nước tư sản ở các giai đoạn phát triển và
trong từng quốc gia cụ thể.
4. Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược và
chống phá các phong trào cách mạng thế giới
Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược để
mở rộng thuộc địa là chức năng đối ngoại chủ yếu của nhà nước tư sản thời kỳ
chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do. Các nhà nước tư sản tìm mọi cách xâm lược
các vùng đất mới hoặc gây chiến tranh với nhà nước tư sản khác để chia lại thế
giới, xác định quyền thống trị hay mở rộng vùng ảnh hưởng của mình.
Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa được thiết lập,
chức năng đối ngoại chủ yếu của các nhà nước tư sản là tiến hành chống phá các
nước xã hội chủ nghĩa, đe doạ, chia rẽ phong trào giải phóng dân tộc.
Nhà nước tư sản tồn tại trong lịch sử loài người |
5. Chức năng đối ngoại hoà bình, hợp tác quốc tế
Trong giai đoạn hiện nay bối cảnh quốc tế có
nhiều thay đổi vì thế nhiều nhà nước tư sản có sự thay đổi tích cực trong quan
hệ đối ngoại, giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua đối thoại với những chính
sách đối ngoại mềm dẻo. Bên cạnh đó, các nhà nước tư sản tăng cường mở rộng các
hình thức hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực phát triển xã hội như: kinh tế,
văn hoá - xã hội, môi trường, khoa học - kỹ thuật, các vấn đề nhân đạo... với
các nước có chế độ chính trị khác nhau./.
Tham khảo thêm:
-
- Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học của lý luận
-
- Những quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc của nhà nước
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của nhà nước
-
- Bản chất của nhà nước là gì?
-
- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
-
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử
-
- Chức năng của nhà nước
-
- Hình thức nhà nước là gì?
-
- Bản chất tổ chức bộ máy và hình thức của nhà nước
-
- Sự ra đời bản chất và sự phát triển của nhà nước
-
- Chức năng của nhà nước tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản
-
- Hình thức nhà nước Tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về sự ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Quy luật phát triển của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Những chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Các bộ phần cấu thành của Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
-
- Vai trò của nhà nước trong hệ thống chinh trị xã hội
-
- Vị trí và vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu các các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị
-
- Những vấn đề về đổi mới hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của pháp luật
-
- Bản chất của pháp luật là gì?
-
- Tìm hiểu các thuộc tính của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các kiểu pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các hình thức của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về pháp luật chủ nô
-
- Tìm hiểu về pháp luật thời phong kiến
-
- Tìm hiểu về hình thức pháp luật tư sản
-
- Cùng tìm hiểu về bản chất pháp luật tư sản
0 comments:
Đăng nhận xét