Các kiểu nhà nước trong lịch sử
1. Khái niệm kiểu nhà nước
Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ
bản của khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Thông qua khái niệm
kiểu nhà nước chúng ta có thể nhận thức sâu sắc và lô gích về bản chất và ý
nghĩa xã hội của các nhà nước được xếp vào cùng một kiểu.
Nói tới kiểu nhà nước
nghĩa là đề cập tới nhà nước là bộ máy thống trị của giai cấp nào, tồn tại trên
cơ sở nền tảng kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế xã hội nào.
Học thuyết Mác - Lênin
về hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở khoa học để phân chia các nhà nước trong
lịch sử thành các kiểu. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã coi sự thay
thế một hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội khác
là quá trình lịch sử tự nhiên. Trong lịch sử nhân loại từ khi xuất hiện xã hội
có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế - xã hội: Chiếm hữu nô lệ, Phong
kiến, Tư sản và xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội
đó, có bốn kiểu nhà nước, đó là:
-
Kiểu nhà
nước chủ nô
-
Kiểu nhà
nước phong kiến
-
Kiểu nhà
nước tư sản
-
Kiểu nhà
nước xã hội chủ nghĩa
nhà nước chủ nô |
nhà nước phong kiến |
Nhà nước tư sản |
Nhà nước xã hội chủ nghĩa |
Các kiểu nhà nước: chủ nô, phong kiến và tư
sản tuy có những đặc điểm riêng về bản
chất, chức năng, vai trò xã hội nhưng đều là nhà nước bóc lột được xây dựng
trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, là công cụ để duy trì và
bảo vệ sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo nhân dân lao động
trong xã hội, là nhà nước của thiểu số giai cấp bóc lột. Nhà nước xã hội chủ
nghĩa là kiểu nhà nước mới và là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội
loài người, có sứ mệnh lịch sử là hạn chế dần và đi đến xoá bỏ chế độ bóc lột
giữa người với người, là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội,
tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng không có áp bức, bóc lột.
Như vậy, các khái niệm chung về nhà nước được
cụ thể hoá qua khái niệm kiểu nhà nước, được áp dụng đối với nhà nước của một
hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Khái niệm kiểu nhà nước thể hiện sự thống nhất các đặc trưng cơ bản
của các nhà nước có cùng chung bản chất giai cấp và vai trò xã hội cũng như
điều kiện tồn tại tương tự của chúng.
Tóm lại: kiểu nhà nước là tổng thể các đặc
trưng (dấu hiệu) cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã
hội và những điều kiện phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã
hội nhất định.
Phạm trù kiểu nhà nước là một phạm trù tổng
hợp, cho phép chúng ta nhận thức bản chất, vai trò xã hội, chức năng của nhà
nước trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, thấy được điều kiện tồn
tại và xu hướng phát triển của nhà nước trong lịch sử.
2. Sự thay thế các kiểu nhà nước
Tính tất yếu khách quan của sự thay thế kiểu
nhà nước bằng kiểu nhà nước khác trong kiến trúc thượng tầng chính trị - pháp
lý là một biểu hiện quan trọng của quy luật phát triển và thay thế các hình
thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen phát hiện. Quy luật này gắn liền
với quy luật phát triển và thay thế của kiểu nhà nước bằng kiểu nhà nước khác:
“tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất
của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan
hệ sản xuất đó, - mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay
các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của
các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của lực
lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu một thời đại của một cuộc cách mạng xã hội. Cơ
sở kinh tế thay đổi thì tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”1.
Kiểu nhà nước cũ bị thay thế bằng một kiểu
nhà nước mới thông qua một cuộc cách mạng xã hội, bởi lẽ giai cấp thống trị cũ
đại diện cho quan hệ sản xuất cũ không bao giờ tự nguyện rời bỏ những đặc
quyền, đặc lợi mà mình đang có, vì thế giai cấp đại diện cho phương thức sản
xuất mới tiến bộ phải tập trung lực
lượng tiến hành cách mạng xã hội đấu tranh với các giai cấp thống trị trước đó.
Kiểu nhà nước mới ra đời nghĩa là quyền lực nhà nước đã chuyển giao từ giai tay
giai cấp này qua tay giai cấp khác, và do vậy bản chất, vai trò xã hội của nhà
nước mới cũng thay đổi so với nhà nước cũ trước đó.
Kiểu nhà nước mới theo quy luật bao giờ cũng
tiến bộ hơn so với kiểu nhà nước cũ bởi nó được xây dựng trên một phương thức
mới tiến bộ hơn.
Sự thay thế kiểu nhà nước cũ bằng một kiểu
nhà nước mới không phải đều diễn ra giống nhau ở mọi nơi, không diễn ra tuần
tự, hết kiểu nhà nước này rồi đến kiểu nhà nước khác, mà có thể bỏ qua những kiểu
nhà nước nhất định. Điều này do nhiều yếu tố như: hoàn cảnh lịch sử cụ thể của
mỗi quốc gia, bối cảnh quốc tế ... chẳng hạn như nước ta đi lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa, vì thế kiểu nhà nước tư sản không tồn tại ở Việt Nam .
1 C.Mác -
Ph.Ăngghen. Tuyển tập, tập II. NXB Sự thật, Hà Nội, 1981, Tr 637- 638
Tham khảo thêm
- Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học của lý luận
-
- Những quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc của nhà nước
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của nhà nước
-
- Bản chất của nhà nước là gì?
-
- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
-
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử
-
- Chức năng của nhà nước
-
- Hình thức nhà nước là gì?
-
- Bản chất tổ chức bộ máy và hình thức của nhà nước
-
- Sự ra đời bản chất và sự phát triển của nhà nước
-
- Chức năng của nhà nước tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản
-
- Hình thức nhà nước Tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về sự ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Quy luật phát triển của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Những chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Các bộ phần cấu thành của Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
-
- Vai trò của nhà nước trong hệ thống chinh trị xã hội
-
- Vị trí và vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu các các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị
-
- Những vấn đề về đổi mới hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của pháp luật
-
- Bản chất của pháp luật là gì?
-
- Tìm hiểu các thuộc tính của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các kiểu pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các hình thức của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về pháp luật chủ nô
-
- Tìm hiểu về pháp luật thời phong kiến
-
- Tìm hiểu về hình thức pháp luật tư sản
-
- Cùng tìm hiểu về bản chất pháp luật tư sản
0 comments:
Đăng nhận xét