1. Khái niệm hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa
Hình thức nhà nước là một trong những vấn đề cơ
bản của lý luận chung về nhà nước và pháp luật, có ý nghĩa lớn về lý luận và
thực tiễn. Trong mối quan hệ giữa bản chất và hình thức nhà nước thì bản chất
là yếu tố có ý nghĩa quyết định, nhưng hình thức nhà nước có tác động tích cực
lên quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Công xã Pais |
Một vấn đề có tính quan trọng là sau khi dành được chính quyền việc cấp
thiết là phải định ra mô hình tổ chức nhà nước, phương thức tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước.
Ở bình diện chung nhất, khái niệm “hình thức
nhà nước” gồm 3 yếu tố cấu thành: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà
nước và chế độ chính trị.
Các nhà nước xã hội chủ nghĩa do có cùng bản
chất dân chủ nên về cơ bản đều có những đặc điểm giống nhau về hình thức nhà
nước, cụ thể:
- Về hình thức chính thể: Tất cả các nhà nước
xã hội chủ nghĩa đều được tổ chức theo hình thức cộng hoà dân chủ, dù tên gọi ở
mỗi nước có khác nhau.
- Về hình thức cấu trúc nhà nước: Các nhà
nước xã hội chủ nghĩa có thể được cấu trúc dưới hình thức nhà nước liên bang,
cũng có thể dưới hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất.
- Về chế độ chính trị: Trong tất cả các nhà
nước xã hội chủ nghĩa đều có chế độ chính trị dân chủ, với việc mở rộng dân chủ
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội tới đông đảo tầng lớp nhân dân lao
động trong xã hội.
2. Các hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa
a. Hình thức chính thể của nhà nước xã hội chủ
nghĩa
·
Công
xã Pari:
Công xã Pari là hình thức nhà nước chuyên
chính vô sản đầu tiên, ra đời trong cuộc khởi nghĩa vũ trang ngày 18/3/1871 của
công nhân thủ đô Pari đã chiến thắng quân đội chính phủ Thiers. Công xã Pari có
những đặc trưng sau:
Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử |
- Công xã xoá bỏ chế độ đại nghị tư sản,
thiết lập hệ thống cơ quan đại diện mới. Hội đồng công xã là cơ quan quyền lực
cao nhất, các uỷ viên trong hội đồng được bầu theo nguyên tắc phổ thông và phần
lớn xuất thân từ thành phần công nhân. Các uỷ viên có thể bị bãi miễn nếu họ
không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn uy tín.
- Công xã Pari thực hiện việc đập tan bộ máy
nhà nước cũ của giai cấp tư sản, xây dựng bộ máy nhà nước mới của giai cấp công
nhân. Sắc lệng đầu tiên được ban hành là sắc lệnh về xoá bỏ quân đội thường
trực thay thế bằng chế độ toàn dân vũ trang. Công xã cũng thực hiện việc giải
tán lực lượng cảnh sát cũ, thành lập lực lượng an ninh mới, giải tán các toà án
và viện công tố , thành lập toà án và viện công tố mới, thành lập toà án đặc
biệt... Đến ngày 19/4/1871 Công xã đã thiết lập được Chính phủ của giai cấp
công nhân.
- Công xã đã xoá bỏ những nguyên tắc tổ chức
cuẩ bộ máy nhà nước tư sản, xác lập các nguyên tắc mới về tổ chức bộ máy nhà
nước mới của giai cấp vô sản.
- Công xã Pari thiết lập một chế độ dân chủ
mới với nhiều biện pháp nhằm thu hút, tạo điều kiện cho nhân dân lao động tham
gia quản lý công xã và xã hội đồng thời bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân
- Công xã Pari đã thi hành các biện pháp
cưỡng chế đối với các phần tử phản cách mạng.
Những đặc điểm trên cho thấy Công xã Pari đã
là một hình thức nhà nước chuyên chính vô sản, mặc dù nó còn sơ khai và thời
gian tồn tại không lâu, như V.I LêNin đã
nói, nó thực chất là “một hình mẫu phác thảo” cho việc tổ chức và xây dựng
chính quyền của giai cấp vô sản và thực chất nó là chính phủ của giai cấp công
nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp của những người lao
động chống lại giai cấp những người chiếm hữu.
*Cộng hoà Xô Viết
Xuất hiện lần đầu trong cuộc tổng bãi công
của công nhân thành phố Pêtrôgrát năm 1905 với tư cách là Hội đồng đại biểu
công nhân. Đến cuộc cách mạng tháng 2 - 1917,
Xô viết hiện diện bên cạnh Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản với tư
cách là tổ chức quyền lực của giai cấp công nhân và binh lính Nga. Trên cơ sở
nghiên cứu thực tiễn tình hình nước Nga,V.I. Lênin khẳng định hình thức Xô Viết
là hình thức thích hợp nhất cho điều kiện nước Nga lúc bấy giờ. Chính vì vậy,
sau khi tiến hành thành công Cách mạng Tháng 10, hình thức Xô viết đã trở thành
hình thức chính thể được áp dụng ở nước Nga và sau là Liên bang xã hội chủ
nghĩa Xô Viết. Hình thức Cộng hoà Xô Viết có những đặc trưng sau:
- Cộng hoà Xô Viết là tổ chức quyền lực của
quần chúng, thể hiện ý chí và nguyện vọng của quần chúng. Ở xô Viết có sự kết
hợp giữa sự quản lý nhà nước và sự tự quản của nhân dân (Xô Viết đại diện cho
cả giai cấp công nhân, nông dân và binh lính Nga).
- Các Xô Viết tạo thành một hệ thống cơ quan
được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung - dân chủ, biểu hiện:
Các cơ quan quyền lực từ trung ương xuống đến địa phượng đề hình thành bằng con
đường bầu cử; Các cơ quan này phải chịu trách nhiệm báo cáo trước dân; Các quyết
định của cơ quan cấp trên có hiệu lực bắt buộc với cơ quan cấp dưới; Kết hợp sự
lãnh đạo tập trung với sáng kiến và hoạt động sáng tạo ở cơ sở; Thực hiện chế
độ trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và cá nhân đối với công việc được
giao.
Xã hội chủ nghĩa |
- Cộng hoà Xô Viết tập trung trong tay Xô
Viết cả quyền lập pháp và hành pháp.
- Cộng hoà Xô Viết không có sự thoả hiệp giữa
các đảng trong việc tham gia chính quyền. Nhà nước được xây dựng trên cơ sở sự
lãnh đạo của một đảng chính trị duy nhất - Đảng Bônsêvích.
- Chế
độ dân chủ trong Nhà nước Xô Viết thể hiện tính giai cấp công khai và không
khoan nhượng, thể hiện: quyền bầu cử chỉ thuộc về những người lao động, các
phần tử phản động không những chỉ bị tước quyền bầu cử mà còn bị hạn chế những
quyền chính trị khác như cấm hội họp, cấm tự do báo chí và ngôn luận; giữa giai
cấp công nhân và giai cấp nông dân cũng không có sự bình đẳng trong việc bầu
các đại biểu của mình vào đại hội Xô Viết. Để bầu vào Xô Viết toàn Nga, các Xô
Viết thành phố cứ 25 000 cử tri được bầu 1 đại biểu trong khi các Xô Viết nông
thôn thì 125 000 cử tri mới được bầu 1 đại biểu.
Liên bang
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời trên cơ sở Hiệp ước thành lập
liên bang năm 1922. Qua các bản Hiến pháp 1924, 1936, 1977 đã từng bước hoàn
thiện cách tổ chức, cơ cấu và hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo Hiến pháp
1977 bộ máy nhà nước được tổ chức như sau:
- Xô Viết tối cao là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất gồm 2 viện: Viện dân tộc
và Viện liên bang.
- Cơ quan thường trực của Xô Viết tối cao là
Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao - cơ quan quyền lực cao nhất giữa 2 kỳ họp Xô
Viết tối cao.
- Chính phủ (Hội đồng bộ trưởng) là cơ quan
chấp hành và điều hành của quyền lực nhà nước do Xô Viết tối cao bầu ra và chịu
trách nhiệm trước Xô Viết tối cao.
- Toà án tối cao là cơ quan xét xử cao nhất.
- Tổng kiểm sát trưởng (Viện kiểm sát tối
cao) là cơ quan giữ quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ
quan nhà nước, tổ chức và công dân. Cả Toà án và Viện kiểm sát đều do Xô Viết
tối cao thành lập và chịu trách nhiệm trước Xô Viết tối cao.
Trong công cuộc cải tổ do Đại hội Đảng cộng
sản Liên Xô lần thứ XXVII khởi xướng, cơ cấu nhà nước có sự thay đổi mạnh, cụ
thể: Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô được thành lập và là cơ quan quyền lực
tối cao; Xô Viết tối cao được Đại hội bầu ra là cơ quan hoạt động thường xuyên;
chế định tổng thống được thành lập và là người đứng đầu nhà nước; Uỷ ban Hiến
pháp cũng được thành lập.
Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan
khác nhau nên Nhà nước Xô Viết đã không dành được thắng lợi trong công cuộc cải
tổ và đi đến sụp đổ vào năng 1991.
Hình thức Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời
sau Đại chiến thế giới II, hình thức này có những đặc trưng sau:
- Nhà nước dân chủ nhân dân (trừ Việt Nam và Bungari) có đặc điểm chung
là sử dụng kết hợp phương pháp hoà bình và bạo lực để dành và tổ chức chính
quyền, thực hiện bước chuyển tiếp từ cách mạng dân chủ nhân dân sang cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
- Trong tất cả các nước đều tồn tại hình thức
mặt trận đoàn kết dân tộc với sự tham
gia rộng rãi của các đảng phái chính trị và tổ chức quần chúng, đặt dưới sự
lãnh đạo của đảng cộng sản các nước. Mặt trận giữ vai trò quan trọng trong việc
tham gia vào thành lập, củng cố bộ máy chính quyền.
- Nhà nước dân chủ nhân dân trong thời kỳ đầu
mới thành lập có sử dụng một số chế định pháp lý cũ nhưng không trái với nguyên
tắc của chế độ mới và có bổ sung thêm những nội dung mới.
- Thực hiện nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ
thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín để thành lập cơ quan quyền lực nhà nước.
- Cơ sở xã hội của Nhà nước dân chủ nhân dân
rộng rãi hơn nhiều so với cơ sở xã hội trong Nhà nước Xô Viết.
- Tổ chức cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
được hình thành tương tự như hình thức hình thành các cơ quan tương ứng trong
chế độ cũ, tuy có sự thay đổi về bản chất và nội dung hoạt động cho thích ứng
với xu hướng chính trị mới.
- Chế định nguyên thủ quốc gia có lúc, có nơi
là cơ quan tập thể với tên gọi là Hội đồng nhà nước hoặc Đoàn chủ tịch cơ quan
quyền lực nhà nước tối cao.
Trong những năm cuối của thập kỷ 80, đầu thập
kỷ 90 của thế kỷ 20, các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu đã không kịp thời
đổi mới cho thích ứng với tình hình trong nước và thế giới vì thế đã dẫn đến
hậu quả là sụp đổ vào năm 1990 - 1991.
3. Hình thức cấu trúc nhà nước xã hội chủ nghĩa
Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa có hai hình thức
cấu trúc nhà nước cơ bản: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang
a. Nhà nước đơn nhất
Nhà nước đơn nhất được biểu hiện qua các đặc
điểm, cụ thể:
- Thể hiện sự thống nhất cao của nhà nước,
các đơn vị hợp thành chỉ là những đơn vị hành chính - lãnh thổ không có dấu
hiệu chủ quyền quốc gia.
- Mối quan hệ quyền lực giữa chính quyền
trung ương và chính quyền địa phương mang tính trực thuộc rõ ràng, cấp dưới
phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương.
- Nhà nước và xã hội tổ chức và hoạt động
trên cơ sở 1 hiến pháp và 1 hệ thống pháp luật thống nhất, trong đó các đạo
luật chỉ do cơ quan quyền lực tối cao ban hành
Ngày nay, trong môi trường dân chủ và đổi
mới, ở các nước xã hội chủ nghĩa đều có xu hướng tăng tính chủ động, sáng tạo
cho chính quyền cơ sở, địa phương được mở rộng quyền hạn trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hoá - xã hội; trung ương tập trung giải quyết những vấn đề lớn, những
vấn đề liên ngành, có tính chiến lược, hướng dần tới việc chuyển dần dịch vụ
hành chính cho cá nhân, tổ chức xã hội thực hiện.
b. Nhà nước liên bang
Do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu, ngày nay trong các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới không
có nhà nước nào có cấu trúc nhà nước liên bang. Trong quá khứ, Nhà nước liên
bang xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm sau:
- Nhà nước liên bang xã hội chủ nghĩa được
hình thành trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng của các quốc gia độc
lập có chủ quyền. Bản thân mỗi nước cộng hoà là những cấu trúc nhà nước hoàn
chỉnh, có tổ chức bộ máy riêng, có hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng.
- Trong nhà nước liên bang tồn tại hai hình
thức quyền lực nhà nước: chính quyền liên bang và chính quyền của các nước cộng
hoà.
- Các đạo luật của liên bang là cơ sở pháp lý
có tính nguyên tắc cho việc ban hành các đạo luật ở các nước cộng hoà.
- Nhà nước tổ hoạt động trên cơ sở nguyên tắc
tập trung - dân chủ.
- Nhà nước liên bang thực hiện chính sách
bình đẳng giữa các dân tộc.
- Khi còn tự nguyên đứng trong nhà nước liên
bang các nước cộng hoà không phải là chủ thể độc lập của các quan hệ quốc tế,
mặc dù họ vẫn có quyền tham gia vào các quan hệ quốc tế.
- Các nước cộng hoà có thể ra khỏi nhà nước
liên bang để trở thành nhà nước độc lập.
4. Chế độ chính trị của nhà nước xã hội chủ
nghĩa
Tất cả các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có
chung một đặc điểm trong chế độ chính trị là nó mang tính dân chủ cao, thể hiện
và bảo vệ lợi ích của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội. Phương pháp thực
hiện quyền lực nhà nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa chủ yếu là thuyết phục,
giáo dục, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
Xem xét về mối quan hệ giữa hình thức nhà
nước xã hội chủ nghĩa với bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới góc độ triết
học duy vật thì đó chính là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, trong mối
quan hệ này thì nội dung nào hình thức
ấy và hình thức như thế nào thì phản ánh nội dung như thế ấy. Song xét cho cùng
thì trong mối quan hệ này bao giờ hình thức cũng do nội dung quyết định, bản
chất của nhà nước chính là nội dung vì vậy nó đóng vai trò quyết định, do đó,
mặc dù có nhiều hình thức nhà nước nhưng xét đến cùng những hình thức nhà nước
đều có những đặc điểm chung giống nhau. Tuy vậy, mỗi nhà nước xã hội chủ nghĩa, phụ
thuộc vào các yếu tố tự nhiên, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể đều tự chọn cho
mình một hình thức nhà nước phù hợp, ở mỗi hình thức đó vừa có những đặc điểm
chung của nhà nước xã hội chủ nghĩa lại vừa có những đặc điểm riêng phù hợp với
hoàn cảnh của nước mình. Như V. I. Lênin đã nhận định: “Tất cả các dân tộc đều
sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân
tộc sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau, mỗi
dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế
độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của nền chuyên chính vô sản, vào nhịp độ
này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác
nhau của đời sống xã hội”.1
1 V.I.LêNin
toàn tập, Tập 30. NXB Sự thật 1981
Tham khảo thêm nội dung:
-
- Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học của lý luận
-
- Những quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc của nhà nước
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của nhà nước
-
- Bản chất của nhà nước là gì?
-
- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
-
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử
-
- Chức năng của nhà nước
-
- Hình thức nhà nước là gì?
-
- Bản chất tổ chức bộ máy và hình thức của nhà nước
-
- Sự ra đời bản chất và sự phát triển của nhà nước
-
- Chức năng của nhà nước tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản
-
- Hình thức nhà nước Tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về sự ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Quy luật phát triển của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Những chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Các bộ phần cấu thành của Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
-
- Vai trò của nhà nước trong hệ thống chinh trị xã hội
-
- Vị trí và vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu các các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị
-
- Những vấn đề về đổi mới hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của pháp luật
-
- Bản chất của pháp luật là gì?
-
- Tìm hiểu các thuộc tính của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các kiểu pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các hình thức của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về pháp luật chủ nô
-
- Tìm hiểu về pháp luật thời phong kiến
-
- Tìm hiểu về hình thức pháp luật tư sản
-
- Cùng tìm hiểu về bản chất pháp luật tư sản
0 comments:
Đăng nhận xét