Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản trong lịch sử

Các nhà nước tư sản dù được tổ chức dưới hình thức chính thể nào thì vẫn đều có chung một cách thức tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở thuyết phân quyền nhằm chống lại sự độc đoán chuyên quyền của chế độ chuyên chế phong kiến, giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ của giai cấp tư sản và che đậy bản chất thực của mình trước quần chúng nhân dân lao động.

Nội dung của thuyết phân quyền là sự phân chia quyền lực nhà nước thành 3 nhánh quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba nhánh quyền này phải được giao cho ba cơ quan nhà nước khác nhau nắm giữ trên một cơ chế kìm chế, đối trọng nhau nhưng độc lập với nhau, yếu tố chủ đạo của học thuyết là “dùng quyền lực để hạn chế quyền lực”.

Trên cơ sở của nguyên tắc phân chia quyền lực, về cơ bản bộ máy nhà nước tư sản bao gồm những bộ phận sau:

Bộ máy nhà nước tư sản trong lịch sử loài người


1.      Nghị viện


Về hình thức, nghị viện tư sản là cơ quan quyền lực cao nhất, nắm quyền lập pháp. Về cơ cấu tổ chức nghị viện tư sản cớ thể được tổ chức theo cơ cấu 1 viện cũng có thể được tổ chức theo cơ cấu nhiều viện nhưng phần lớn các nước có cơ cấu 2 viện: thượng nghị viện và hạ nghị viện. Với nghị viện có cơ cấu 2 viện về nguyên tắc thượng nghị viện có ít quyền hơn so với hạ nghị viện và được hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau: bầu, bổ nhiệm, thừa kế... Hạ nghị viện được hình thành bằng hình thức bầu cử.

Quyền lực của nghị viện tư sản ở các giai đoạn phát triển khác nhau của nhà nước tư sản cũng hết sức khác nhau. Ơ giai đoạn đầu của nhà nước tư sản vai trò của nghị viện là hết sức lớn. Đây chính là chế định dân chủ nhất trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản, là cơ sở hợp pháp để giai cấp tư sản đấu tranh gạt bỏ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, điều này hoàn toàn đúng với câu nói: “nghị viện Anh có thể làm được mọi việc trừ việc biến đàn bà thành đàn ông”. Chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chế độ nghị viện mất dần vai trò là trung tâm quyền lực chính trị, ảnh hưởng của nghị viện trong đời sống nhà nước bị giảm sút do xu hướng tập trung quyền lực vào hệ thống cơ quan hành pháp. Hiện nay, việc xem xét sự phát triển của nghị viện tư sản là hết sức phức tạp và khó khăn, bởi lẽ nghị viện tư sản hiện nay không đơn thuần chỉ là cơ quan lập pháp mà đóng vai trò quan trộng đối với quá trình phát triển dân chủ (đặc biệt ở những nước mà các đảng cánh tả nắm được đa số ghế trong nghị viện).

2.      Nguyên thủ quốc gia


Nguyên thủ quốc gia là người người đớng đầu nhà nước, đại diện cho các quốc gia trong các quan hệ đối nội và đối ngoại.

Chức vụ này trong các nhà nước có các hình thức chính thể khác nhau, sự hình thành và thẩm quyền cũng hết sức khác nhau. Trong các nhà nước có hình thức chính thể quân chủ lập hiến nguyên thủ được hình thành bằng con đường truyền kế, và được nhìn nhận như là biểu tượng cho truyền thống và sự thống nhất dân tộc (Nhật Bản, Vương quốc Anh...).

Ở các nước có chính thể cộng hoà, nguyên thủ quốc gia được hình thành thông qua con đường bầu cử. Tuy nhiên thẩm quyền của họ cũng hết sức khác nhau ở các loại hình chính thể khác nhau. Nếu như trong chính thể cộng hoà tổng thống quyền lực của nguyên thủ là hết sức lớn, vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp (Mỹ, Mêxicô, Philippin...), thì trái lại ở những nước có chính thể cộng hoà đại nghị cũng giống như các nước có chính thể quân chủ lập hiến, nguyên thủ quốc gia phần lớn mang tính chất đại diện hình thức. Tuy nhiên, nguyên thủ quốc gia cũng có ảnh hưởng nhất định trong việc thành lập chính phủ hoặc trong một số vấn đề khác nhờ sử dụng sứ mạng đạo đức và là biểu tượng của vị đứng đầu đầu nhà nước (Đức, Ý, Nhật Bản...).

3.      Chính phủ


Chính phủ là cơ quan nắm quyền hành pháp trong nhà nước tư sản. Chính phủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và giữ vị trí trung tâm trong bộ máy nhà nước. Trên thực tế, chính phủ tư sản quyết định phần lớn các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước tư sản.

Cách thức hình thành chính phủ trong các nhà nước tư sản cũng hết sức khác nhau . Đối với những nước có chính thể cộng hoà tổng thống, chính phủ được thành lập không phụ thuộc vào nghị viện, đứng đầu chính phủ là tổng thống, những nước này không đặt ra chức vụ thủ tướng. Đối với các nước có chính thể cộng hoà đại nghị hoặc quân chủ đại nghị, chính phủ được thành lập trên cơ sở của đảng chính trị nắm đại đa só ghế trong nghị viện. Thủ tướng chính phủ và các thành viên chính phủ có thể do tổng thống bổ nhiệm (Italia, Pháp, Nhật), có thể do tổng thống kết hợp với nghị viện bầu (Đức).


4.      Toà án


Toà án tư sản nắm quyền tư pháp, Toà án có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp tư sản.

Các thẩm phán của nhà nước tư sản thường có tính chuyên nghiệp cao, chủ yếu được bổ nhiệm với nhiệm kỳ dài, thậm chí ở một số nước là nhiệm kỳ suốt đời, nếu bảo đảm sức khỏe và không phạm tội.

Tuy nhiên ở các hệ thống pháp luật khác nhau, thẩm quyền và phương thức hoạt động của toà án cũng khác nhau, đặc biệt là giữa hệ thống pháp luật Ăng lô - Xắc xông và Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa.


Bên cạnh hệ thống toà án cổ điển, nhà nước tư sản còn thiết lập các toà án khác như: toà hành chính, toà thương mại, toà vị thành niên, toà bảo hiến.../.
 
Tham khảo thêm:

0 comments:

Đăng nhận xét