Tìm hiểu về sự ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa
1. Tính tất yếu lịch sử
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng, Cách
mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất yếu lịch sử. Tính
tất yếu này được quy định bới những mâu thuẫn nội tại phát sinh trong lòng xã
hội tư bản chủ nghĩa. Chính trong lòng xã hội tư bản đã chứa đựng các yếu rố
làm tiền đề cho sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa: tiền đề về kinh tế,
chính trị và xã hội.
Nhà nước xã hội Chủ Nghĩa |
a. Những tiền đề về kinh tế
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào tình
trạng khủng hoảng trầm trọng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tỏ ra bất
lực trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và cứu vãn nền kinh tế. Để bảo vệ
sở hữu tư nhân của các nhà tư sản và để thu được nhiều giá trị thặng dư giai
cấp tư sản đã ra sức duy trì các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa theo kiểu
truyền thống, chính vì thế nó càng thúc đẩy mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với
lực lượng sản xuất. Với sự tập trung tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát
triển đến một trình độ cao, công nhân gia tăng về mặt số lượng với trình độ tay
nghề cao. Lực lượng sản xuất ở trình độ cao này đòi hỏi phải có sự cải biến về
quan hệ sản xuất cho phù hợp, sự cải biến này phải được thực hiện thông qua một
cuộc cách mạng xã hội, cuộc cách mạng này tất yếu dẫn đến sự thay thế kiểu nhà
nước tư sản bằng kiểu nhà nước mới - Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa |
b. Tiền đề về xã hội
Đặc điểm của quan hệ sản xuất là yếu tố quyết
định đặc điểm của nhà nước. Với đặc điểm
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất và bóc lột giá trị thặng dư tối đa
đã quy định bản chất của nhà nước tư sản là nhà nước chuyên chính tư sản.
Sự tích luỹ và tập trung tư bản đã đẩy phần
đông giai cấp công nhân đi vào con đường bần cùng hoá. Mâu thuẫn giữa lao động
làm thuê và tư bản ngày càng trở nên gay gắt, sự bất công trong xã hội cùng với
những chính sách phản động, phản dân chủ đã đưa xã hội tư bản tới sự phân chia
sâu sắc.
Mặt khác, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với
nền đại công nghiệp đã làm tăng đội ngũ công nhân lên đông đảo. Đội ngũ này
không chỉ đông về số lượng mà còn phát triển cả về chất lượng và thêm vào đó là
tính tổ chức kỷ luật cao do nền sản xuất công nghiệp tạo thành. Chính điều này
đã làm cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp tiên tiến trong xã hội và có
vai trò lịch sử của mình là phải đứng lên lãnh đạo cách mạng vô sản, thủ tiêu
nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước của mình.
c. Tiền đề tư tưởng - chính trị
Giai cấp công nhân có vũ khí tư tưởng và lý luận sắc bén là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhận thức đúng đắn các quy luật vận động
và phát triển của xã hội. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử là cơ sở lý luận để giai cấp công nhân tổ chức và tiến hành cách mạng,
xây dựng nhà nước và xã hội của mình.
Trong cuộc đấu tranh này hạt nhân lãnh đạo
thuộc về các đảng cộng sản là đội quân tiên phong của giai cấp vô sản, lãnh đạo
phong trào cách mạng của quần chúng và trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định
đối với thắng lợi của cách mạng vô sản.
Ngoài những tiền đề về kinh tế - xã hội, tư
tưởng, chính trị chung của cả thế giới, ở mỗi nước với đặc thù riêng của mình
có những yếu tố ảnh hưởng đến cách mạng vô sản. Vì thế, ở những quốc gia khác
nhau, cách mạng vô sản diễn ra ở những thời điểm khác nhau là không hoàn toàn
giống nhau về hình thức. Cách mạng vô sản diễn ra nhanh hay chậm là do nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến, đó là những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, tư
tưởng và yếu tố thời đại, yếu tố dân tộc...
Cách mạng vô sản mở đường cho Xã hội chủ nghĩa ra đời và phát triển2. Cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước vô sản |
Những tiền đề về kinh tế, chính trị và tư
tưởng mới là những nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng vô sản. Nhưng cách mạng
vô sản nổ ra như thế nào hay nói cách khác là giai cấp vô sản sẽ tiến hành cách
mạng vô sản như thế nào để đưa cách mạng
đến thành công lại là một vấn đề khác.
Về vấn đề này Lênin nhận định: “Vấn đề của
mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền”. Mục đích của giai cấp vô sản là sau
khi làm cách mạng vô sản lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản thì thiết lập luôn nhà nước của mình, nhà
nước của giai cấp vô sản.
Trên thực tế giai cấp thống trị không bao giờ
tự nguyện dời bỏ địa vị thống trị của mình cùng với những đặc quyền, đặc lợi mà
mình đang chiếm giữ, vì vậy giai cấp vô sản muốn lật đổ chính quyền tư sản,
thiết lập chính quyền vô sản thì buộc phải thông qua con đường bạo lực cách mạng.
Bạo lực cách mạng có thể là khởi nghĩa vũ trang, cũng có thể là khởi nghĩa vũ
trang kết hợp với đấu tranh chính trị.
Về bản chất, cách mạng vô sản phải khác hẳn
với các cuộc cách mạng trước đó. Nếu các cuộc cách mạng trước làm hoàn thiện bộ
máy nhà nước của giai cấp thống trị là thiểu số trong xã hội thì cách mạng vô
sản phải đập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết lập bộ máy nhà nước mới của đông đảo
nhân dân lao động trong xã hội. Nhận thức về vấn đề này, Đảng ta ngay từ Hội nghị trung ương lần thứ VIII (năm 1941)
đã xác định: ”Cách mạng Việt Nam muốn dành được thắng lợi thì nhất thiết phải
vũ trang khởi nghĩa dành chính quyền và sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp,
Nhật sẽ thành lập một Chính phủ cách mạng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
chính phủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do quốc dân đại hội cử lên”.
Về vấn đề phá bỏ bộ máy nhà nước cũ sau khi giành chính quyền:
- Cần thiết phải thủ tiêu ngay bộ máy quân sự
quan liêu bao gồm những công cụ bạo lực của nhà nước tư sản cũ như quân đội,
cảnh sát, nhà tù, toà án, viện kiểm sát cùng với bộ máy nhà nước từ trung ương
xuống đến địa phương và đồng thời ngăn cấm hoạt động của các tổ chức phản động
khác là chỗ dựa cho chính quyền tư sản cũ.
- Xoá bỏ những chế định pháp luật không còn
phù hợp, bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản.
- Cùng với việc xoá bỏ bộ máy nhà nước tư sản
phải chú ý phân biệt bộ máy hành chính quân sự - quan liêu với những tổ chức và
cơ sở thực hiện chức năng xã hội như: ngân hàng, bưu điện, bệnh viện... và các
chế định pháp luật xuất phát từ bản chất xã hội hoặc do nhượng bộ giai cấp vô
sản như: quyền bình đẳng công dân trước pháp luật, chế định quyền bào chữa, chế
định xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật của toà án.
- Song song với việc xoá bỏ bộ máy nhà nước
và pháp luật tư sản thì giai cấp vô sản phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và pháp luật
của giai cấp mình để bảo vệ thành quả mà giai cấp mình vừa dành được. Trấn áp
sự phản kháng của giai cấp thống tị vừa bị lật đổ cùng những phần tử phản cách
mạng khác.
Tham khảo thêm nội dung:
-
- Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học của lý luận
-
- Những quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc của nhà nước
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của nhà nước
-
- Bản chất của nhà nước là gì?
-
- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
-
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử
-
- Chức năng của nhà nước
-
- Hình thức nhà nước là gì?
-
- Bản chất tổ chức bộ máy và hình thức của nhà nước
-
- Sự ra đời bản chất và sự phát triển của nhà nước
-
- Chức năng của nhà nước tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản
-
- Hình thức nhà nước Tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về sự ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Quy luật phát triển của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Những chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Các bộ phần cấu thành của Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
-
- Vai trò của nhà nước trong hệ thống chinh trị xã hội
-
- Vị trí và vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu các các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị
-
- Những vấn đề về đổi mới hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của pháp luật
-
- Bản chất của pháp luật là gì?
-
- Tìm hiểu các thuộc tính của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các kiểu pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các hình thức của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về pháp luật chủ nô
-
- Tìm hiểu về pháp luật thời phong kiến
-
- Tìm hiểu về hình thức pháp luật tư sản
-
- Cùng tìm hiểu về bản chất pháp luật tư sản
0 comments:
Đăng nhận xét