Ở nước ta, nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình không chỉ bằng Nhà nước, mà còn thông qua các tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật.
Các tổ chức xã hội ở nước ta hiện nay rất phong phú và ngày càng có nhiều tổ chức mới được thành lập. Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các tổ chức xã hội là các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niện cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân...
Các tổ chức xã hội có những đặc điểm cơ bản sau:
- Được hình thành trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo điều lệ nhằm thoả mãn lợi ích của các thành viên.
- Các tổ chức hoạt động bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và các biện pháp tác động xã hội, không áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước.
- Các quyết định của các tổ chức chỉ có hiệu lực tác động tới các thành viên của tổ chức mình, không có hiệu lực đối với những người ở ngoài tổ chức đó.
- Tài sản của các tổ chức xã hội hình thành từ sự đóng góp của các thành viên, do tự tổ chức kinh doanh, do sự tài trợ của các tổ chức khác, kể cả tổ chức quốc tế, Nhà nước chỉ tài trợ một phần.
- Các tổ chức tham gia vào việc quyết định những vấn đề chính trị quan trọng của đất nước, tham gia vào các lĩnh vực quản lý nhà nước ở các mức độ khác nhau.
Ngoài các đặc điểm chung như trên, mỗi tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, vào phạm vi hoạt động và vị trí của mình trong hệ thống chính trị còn có những đặc điểm riêng, cụ thể:
a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Mặt trận là tổ chức có tính chất yêu nước, có nhiệm vụ củng cố khối đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội, động viên toàn dân xây dựng đất nước.
Mặt trận đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ máy nhà nước, trên cơ sở nguyên tắc hiệp thương, thông qua việc hiệp thương trong bầu cử, mặt trận góp phần hình thành nên hệ thống cơ quan dân cử.
b. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị nước ta. Là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, cán bộ, viên chức, là trường học thực tế, là trường quản lý kinh tế, quản lý nhà nước của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước và các tổ chức xã hội khác trong hệ thống chính trị. Các tổ chức của Tổng liên đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng các chủ trương, kế hoạch kinh tế - xã hội và trực tiếp tham gia thực hiện các chủ trương kế hoạch.
Tổng liên đoàn quan tâm đến đời sống vật chất của các thành viên thuộc tổ chức mình, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
c. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức đoàn kết rộng rãi của các tầng lớp phụ nữ nước ta. Hội có nhiệm vụ giáo dục các thành viên của Hội hiểu rõ trách nhiệm của người phụ nữ đối với đất nước. Bên cạnh đó, Hội góp phần hình thành ở phụ nữ tinh thần phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực công tác xã hội.
Hội còn là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, là tổ chức hoạt động với mục đích nâng cao mức sống cho phụ nữ, góp phần tạo lập sự bình đẳng về giới.
d. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh là tầng lớp rộng rãi của tầng lớp thanh niên, là nơi rèn luyện và giáo dục thế hệ trẻ. Đoàn là lực lượng năng động, nhiệt tình, luôn đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
e. Hội nông dân Việt Nam
Hội nông dân Việt Nam là tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân nước ta. Hội có nhiệm vụ giáo dục, nâng cao ý thức và năng lực là chủ cho giai cấp nông dân, động viên nông dân tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Tham khảo nội dung:
-
- Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học của lý luận
-
- Những quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc của nhà nước
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của nhà nước
-
- Bản chất của nhà nước là gì?
-
- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
-
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử
-
- Chức năng của nhà nước
-
- Hình thức nhà nước là gì?
-
- Bản chất tổ chức bộ máy và hình thức của nhà nước
-
- Sự ra đời bản chất và sự phát triển của nhà nước
-
- Chức năng của nhà nước tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản
-
- Hình thức nhà nước Tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về sự ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Quy luật phát triển của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Những chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Các bộ phần cấu thành của Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
-
- Vai trò của nhà nước trong hệ thống chinh trị xã hội
-
- Vị trí và vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu các các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị
-
- Những vấn đề về đổi mới hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của pháp luật
-
- Bản chất của pháp luật là gì?
-
- Tìm hiểu các thuộc tính của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các kiểu pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các hình thức của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về pháp luật chủ nô
-
- Tìm hiểu về pháp luật thời phong kiến
-
- Tìm hiểu về hình thức pháp luật tư sản
-
- Cùng tìm hiểu về bản chất pháp luật tư sản
0 comments:
Đăng nhận xét