Chức năng của nhà nước
Bản chất, vai trò của nhà nước được thể hiện
trực tiếp trong nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì thế khi tìm hiểu bản
chất của nhà nước, vai trò xã hội của nhà nước phải thông qua việc xem xét các
nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
Nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu mà nhà nước
hướng tới, là những vấn đề đặt ra mà nhà nước cần giải quyết. Nhiệm vụ của nhà
nước tuỳ thuộc vào bản chất và vai trò xã hội của nhà nước, vào điều kiện lịch
sử của mỗi quốc gia qua từng giai đoạn cụ thể.
Tòa nhà quốc hội - nơi cơ quan quyền lực nhà nước làm việc |
Nhiệm vụ của nhà nước tuỳ thuộc vào nội dung
tính chất được chia thành: nhiệm vụ chiến lược lâu dài, nhiệm vụ này hướng tới
các mục đích chung, cơ bản: nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện
nhiệm vụ chiến lược, lâu dài cần phải có những nhiệm vụ cụ thể trong những
khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hóa
đất nước phục vụ cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Chức năng của nhà nước là những phương diện,
loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước
nhà nước.
Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước có mối
quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Một nhiệm vụ của nhà nước làm phát sinh
một hoặc nhiều chức năng và ngược lại một chức năng của nhà nước có thể nhằm
thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ.
Nhà nước là bộ máy quản lý xã hội |
Chức năng của nhà nước được quy định bởi bản
chất của nhà nước. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác với chức năng
của các nhà nước bóc lột ở nội dung và
hình thức thực hiện.
Chức năng của nhà nước được thực hiện bởi bộ
máy nhà nước. Do đó, khi nghiên cứu về vấn đề này cần phân biệt giữa chức năng
của nhà nước và chức năng của cơ quan nhà nước. Chức năng của nhà nước như đã
nêu, là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước mà mỗi cơ quan nhà nước
đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau. Chức năng của cơ quan nhà
nước chỉ là những phương diện hoạt động của cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện
chức năng chung của nhà nước.
Chức năng của nhà nước có nhiều cách phân
loại khác nhau. Có thể phân loại chức năng của nhà nước thành: các chức năng
đối nội và các chức năng đối ngoại; hoặc thành chức năng cơ bản và các chức
năng không cơ bản; hoặc thành các chức năng lâu dài và chức năng tạm thời...
Mỗi cách phân loại chức năng có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn khác nhau, tuy
nhiên trong số các cách phân loại đã nêu ở trên thì thông dụng nhất vẫn là cách
phân chức năng nhà nước thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại căn cứ
trên cơ sở đối tượng tác động của chức năng.
Chức năng đối nội của nhà nước là những
phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước trong nội bộ của đất nước.
Chức năng đối ngoại của nhà nước là những
hoạt động cơ bản của đất nước với các quốc gia khác, dân tộc khác. Hai nhóm
chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, thực hiện tốt các chức năng đối
nội ảnh hưởng tốt chức năng đối ngoại, ngược lại, nếu thực hiện tốt chức năng
đối ngoại cũng sẽ ảnh hưởng tốt tới việc thực hiện các chức năng đối nội, và cả
hai đều hướng tới việc thực hiện những nhiệm vụ của đất nước.
Bộ máy nhà nước |
Các chức năng của nhà nước được thực hiện
bằng những hình thức và phương pháp nhất định. Nội dung những hình thức và
phương pháp ấy bắt nguồn và trực tiếp thể hiện bản chất cũng như mục tiêu của
nhà nước.
Các hình thức pháp lý cơ bản để thực hiện
chức năng của nhà nước bao gồm: hoạt động lập pháp, hoạt động chấp hành pháp
luật và hoạt động xây dựng pháp luật.
Các phương pháp cơ bản để thực hiện chức năng
của nhà nước là phương pháp giáo dục, thuyết phục và phương pháp cưỡng chế. Tuỳ
thuộc và bản chất của nhà nước mà phương pháp nào được ưu tiên sử dụng, ví dụ:
trong nhà nước xã hội chủ nghĩa phương pháp thuyết phục, giáo dục được ưu tiên
sử dụng, ngược lại trong các nhà nước bóc lột, phương pháp cưỡng chế được áp
dụng phổ biến, rộng rãi.
Tham khảo thêm nội dung:
-
- Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học của lý luận
-
- Những quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc của nhà nước
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của nhà nước
-
- Bản chất của nhà nước là gì?
-
- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
-
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử
-
- Chức năng của nhà nước
-
- Hình thức nhà nước là gì?
-
- Bản chất tổ chức bộ máy và hình thức của nhà nước
-
- Sự ra đời bản chất và sự phát triển của nhà nước
-
- Chức năng của nhà nước tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản
-
- Hình thức nhà nước Tư sản trong lịch sử
-
- Tìm hiểu về sự ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Quy luật phát triển của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Những chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa
-
- Các bộ phần cấu thành của Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
- Tìm hiểu về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
-
- Vai trò của nhà nước trong hệ thống chinh trị xã hội
-
- Vị trí và vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu các các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị
-
- Những vấn đề về đổi mới hệ thống chính trị
-
- Tìm hiểu về nguồn gốc của pháp luật
-
- Bản chất của pháp luật là gì?
-
- Tìm hiểu các thuộc tính của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các kiểu pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về các hình thức của pháp luật
-
- Cùng tìm hiểu về pháp luật chủ nô
-
- Tìm hiểu về pháp luật thời phong kiến
-
- Tìm hiểu về hình thức pháp luật tư sản
-
- Cùng tìm hiểu về bản chất pháp luật tư sản
0 comments:
Đăng nhận xét