Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP

Nhà nước và xã hội có giai cấp là hai hiện tượng có quan hệ biện chứng với nhau, giữa chúng vừa có sự thống nhất lại vừa có sự khác biệt với nhau. Tính thống nhất của nó được thể hiện ở chỗ trong xã hội có giai cấp thì không thể thiếu nhà nước, đồng thời nhà nước chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Tuy nhiên, mặc dù có sự đồng nhất như đã nêu trên thì nhà nước và xã hội vẫn là hai hiện tượng khác biệt. Về mặt cơ cấu xã hội được hình thành từ những giai cấp và đẳng cấp khác nhau, còn nhà nước lại được cấu thành từ những  thể chế pháp lý. Trong mối quan hệ qua lại giữa chúng, xã hội giữ vai trò quyết định, xã hội là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nhà nước . Mọi sự biến đổi của xã hội sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi tương ứng của nhà nước. Ngược lại, nhà nước cũng có sự tác động to lớn dến sự phát triển mọi mặt của xã hội.

Vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp


            Nhà nước là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội nó có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khác thuộc kiến trúc thượng tầng và ở đây nó đóng vai trò trung tâm. Với tư cách là một bộ phận trong kiến trúc thượng tầng của xã hội nhà nước có quan hệ với cơ sở kinh tế - cơ sở hạ tầng của xã hội.

            Trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế, là một yếu tố thuộc kiến túc thượng tầng nên nhà nước được quy định bởi cơ sở kinh tế. Kinh tế quyết định từ sự xuất hiện của nhà nước, bản chất, chức năng, kiểu, hình thức và bộ máy nhà nước. Tuy vậy, nhà nước không phải bao giờ cũng phụ thuộc vào cơ sở kinh tế một cách tuyệt đối, mà nó có tính độc lập tương đối trong quan hệ với cơ sở kinh tế. Điều này được thể hiện: Hoặc nhà nước có tác động tích cực đến sự phát triển của cơ sở kinh tế, hoặc nhà nước có thể đóng vai trò tiêu cực, cản trở sự phát triển kinh tế.

            Trong xã hội có giai cấp, ngoài nhà nước trong xã hội còn có nhiều thiết chế chính trị khác như: các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, các thiết chế này hợp lại cùng với nhà nước tạo nên hệ thống chính trị. Trong hệ thống này nhà nước đóng vai trò trung tâm, vì rằng:

            - Nhà nước là người đại diện chính thức cho tất cả các giai cấp và tầng lớp trong xã hội, vì thế nhà nước có cơ sở xã hội rộng nhất, tạo sự dễ dàng trong việc triển khai các quyết định tới từng công dân trong xã hội.

- Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, là tổ chức mà quyền lực của nó có tính bắt buộc đối với mọi người thông qua công cụ pháp luật.

Nhà nước có giai cấp cầm quyền

            - Nhà nước là công cụ sắc bén nhất của quyền lực chính trị, là tổ chức có sức mạnh cưỡng chế thực hiện những nhiệm vụ mà không có một tổ chức chính trị nào khác ngoài nhà nước có thể thực hiện được, vì nhà nước có bộ máy cưỡng chế như: quân đội, cảnh sát, nhà tù, nắm trong tay các phương tiện vật chất cần thiết.

            - Nhà nước là một tổ chức chính trị độc lập có chủ quyền, biểu hiện cao nhất ở quyền tự quyết. Chỉ có nhà nước mới có quyền quyết định các công việc đối nội  và đối ngoại một cách độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ quyền lực nào khác.


            Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như chính trị, pháp luật , khoa học, nghệ thuật, đạo đức, tôn giáo...
 
Tham khảo thêm:

0 comments:

Đăng nhận xét