Bước vào kỷ nguyên của Cách mạng công nghệ 4.0 với những sáng kiến khoa học ứng dụng công nghệ thông tin vào máy móc trong quá trình sản xuất thay cho lao động cơ học của loài người. Yêu cầu nguồn nhân lực với chất lượng và trình độ chuyên môn cao, khả năng thích ứng linh hoạt, tiếp thu công nghệ và vận hành nhanh nhạy. Thì ưu thế về lực lượng lao động trẻ dồi dào và chi phí thấp của các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ không còn là thế mạnh. Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)[1] có đến 86% lao động cho các ngành dệt may và da giày của Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm dưới tác động của những đột phá về công nghệ do cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0.
Nguy cơ này có thể chuyển thành con số thiệt hại không nhỏ
khi các ngành như dệt may, da giày đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho lao động
trong nước. Trong 20 năm qua, tổng số lao động Việt Nam đã tăng thêm khoảng 19
triệu người, từ mức 35 triệu người năm 1996 lên 54 triệu người năm 2016. Tuy
nhiên, khi máy móc làm thay con người, sự dôi dư nguồn nhân lực sẽ trở thành
lực cản của quá trình phát triển trong tương lai .[34]
Ngược lại, với ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt
Nam, theo báo cáo mới đây của Vietnamworks, nhu cầu nhân sự ngành CNTT đang ở
mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm
2016. Ước tính sẽ có gần 80.000 sinh viên CNTT bước vào thị trường lao động
trong hai năm, 2017 và 2018, tuy nhiên so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018,
Việt Nam vẫn sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT. Nếu tính tới năm 2020, số
nhân lực thiếu hụt sẽ lên tới hơn 500.000 người.
Cùng với đó, các ngành khác như: Điện - Điện tử, Cơ khí, Tự
động hóa... cũng đang thiếu hụt nhân lực ngay trong thời điểm hiện tại và dự
báo trong tương lai, nguồn nhân lực các ngành này cũng chưa thể đáp ứng kịp nhu
cầu thị trường lao động.
Xác định mô hình đào tạo mới
Các chuyên gia cho rằng, cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra những bước
đột phá về năng suất lao động và phát triển nhân lực chất lượng cao, các doanh
nghiệp sẽ đòi hỏi sự thay đổi về trình độ và năng lực của người lao động để đáp
ứng yêu cầu sản xuất mới. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện nay vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu của thị trường, một phần do hệ thống đào tạo vẫn còn áp dụng nhiều
công nghệ cũ trong công tác giảng dạy, chương trình, giáo trình đào tạo mới
cũng chưa được cập nhật thường xuyên...Những hạn chế cho thấy, đào tạo nghề
đang đứng trước áp lực không nhỏ trong việc chuyển hướng đào tạo phù hợp với
thị trường lao động.
Theo TS. Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề
(Bộ LĐ - TB & XH) cho biết, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang trong giai
đoạn đổi mới, nâng cao chất lượng và con đường để đi đến thành công là đào tạo
phải gắn với việc làm, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, của các
doanh nghiệp. Các trường cần tự chủ về nhiệm vụ, về kế hoạch, về các hoạt động.
Tự chủ về tổ chức, bộ máy, biên chế của trường và tự chủ về tài chính theo
hướng dùng cơ chế đặt hàng theo chuẩn đầu ra của học sinh, sinh viên tốt
nghiệp.
Theo các chuyên gia, việc xác định lại mô hình đào tạo nghề
cần được cấp thiết tiến hành. Nâng cao chất lượng lao động, cần chuyển đổi mạnh
mẽ sang mô hình đào tạo những gì thị trường cần và hướng tới chỉ đào tạo những
gì thị trường sẽ cần. Với mô hình mới này, việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục
nghề nghiệp với doanh nghiệp là yêu cầu được đặt ra.
Trong khuôn khổ Hội nghị Quan chức cao cấp APEC[2]
lần thứ 2 khai mạc ngày 17 tháng 05 năm 2017 tại Hà Nội, các chuyên gia nhận
định: Nền kinh tế APEC, trong đó có Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ dư
thừa lao động ở một số ngành nghề. Vì vậy, liên kết để tạo ra môi trường cho sự
luân chuyển và trao đổi lao động đang là giải pháp mà các nền kinh tế APEC
hướng tới. Kinh nghiệm của các chính phủ trong nền kinh tế APEC là tạo ra môi
trường để người lao động có thể tiếp cận được, có thể sống được, hòa nhập được
trong giai đoạn thế giới trải qua cuộc CMCN 4.0.
Giáo dục của chúng ta từ trước đến nay chỉ nhằm vào đối
tượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp và có việc làm là xem như hoàn thành nhiệm
vụ. Nay cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đòi hỏi có những người từ công nhân, kỹ
sư, nhà quản lý đều phải cập nhật kiến thức, kỹ năng ở mức độ cao hơn. Làm sao
để sản phẩm do trí tuệ chiếm phần lớn trong GDP.
Đã từ lâu có nhiều ý kiến đề nghị các trường đại học của
chúng ta hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian giảng dạy những môn cơ bản nặng
yếu tố lý luận chính trị để dành thời gian nhiều hơn cho nội dung đáp ứng nhân
lực thời kì mới. Nhưng đến nay những đề xuất này vẫn không được quan tâm.
Hy vọng trước áp lực của cuộc cách mạng 4.0, không cách nào
khác là phải có một cuộc cách mạng giáo dục tương ứng để nâng cao vị thế cạnh
tranh của nền kinh tế.
Thực hiện cải cách mạng lưới hệ thống giáo dục, đào tạo theo
hướng hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngành khoa học và công nghệ (STEM) bằng các thể
chế và chính sách hiệu quả; tăng cường quảng bá để nâng cao nhận thức lớp trẻ,
hướng sinh vào các ngành STEM từ nhỏ, bắt đầu từ cấp mẫu giáo bằng các phương
thức giảng dạy phù hợp như Câu lạc bộ Robots. Học tập nước tiên tiến trong việc
đưa lập trình vào chương trình học từ những lớp dưới. Khuyến khích tinh thần
học tập suốt đời, học tập liên tục trên cơ sở tận dụng những công nghệ học tập
mới dựa trên internet. Thay đổi căn bản cách học tập và giảng tiếng Anh ở nhà
trường với những chỉ tiêu giám sát kết quả cụ thể. Có cơ chế để khuyến khích
các doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục - đào tạo gắn kết với thực hành để thu
hẹp khoảng cách kỹ năng của sinh viên mới ra trường, qua đó giúp họ rút ngắn
thời gian tìm việc phù hợp với chuyên môn, đồng thời các doanh nghiệp rút ngắn
được thời gian và giảm chi phí tuyển dụng.
Xác định vị thế lao động, trình độ lao động nước ta hiện nay
là yêu cầu bức thiết trong vấn đề nhìn nhận lại chất lượng nguồn lao động nước
nhà trong mục tiêu cơ cấu lại nguồn lao động, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực và
cân đối phân phối nguồn lao động Việt Nam. Đặc biệt là trong hoàn cảnh Cách
mạng Công nghiệp 4.0 đang trở thành xu thế tất yếu, mạnh mẽ, thách thức mọi nền
kinh tế và lao động từng quốc gia ấy.
[1] Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là cơ quan của Liên Hiệp Quốc hoạt
động trong lĩnh vực tạo cơ hội cho phụ nữ và nam giới có được việc làm bền vững
và hiệu quả trong điều kiện tự do, bình đẳng, an toàn và nhân phẩm được tôn
trọng. Mục tiêu hoạt động của tổ chức là xúc tiến các quyền tại nơi làm việc,
khuyến khích các cơ hội về việc làm bền vững, tăng cường bảo trợ xã hội và đẩy
mạnh đối thoại xã hội về các vấn đề có liên quan tại nơi làm việc19 Ngân hàng
Phát triển châu Á (tiếng Anh: The Asian Development Bank; viết tắt: ADB) là một
thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoảng tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật
nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội. ADB
được thành lập vào năm 1966, có trụ sở chính tại Manila, và chủ tịch là một
người Nhật Bản.
[2]
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh:
Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình
Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
0 comments:
Đăng nhận xét