Hợp đồng điện tử được hiểu là việc thực hiện một giao kết thương mại hay dịch vụ nào đó trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, nghĩa vụ các bên. Do tính phức tạp của các chủ thể thực hiện giao kết, mà chủ yếu là bên đưa ra hợp đồng nên việc thực hiện hợp đồng được thông qua các trang mạng cụ thể, có các điều khoản ràng buộc rõ ràng và phù hợp với mục đích về lợi ích của các bên trong quá trình thực hiện dịch vụ, cũng như thương mại hóa một công việc kinh doanh cụ thể.
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang lan tỏa mạnh
mẽ trở thành một xu hướng tất yếu, cùng với đó thương mại hóa toàn cầu đang
phát triển mạnh mẽ, việc thực hiện ký kết các hợp đồng truyền thống đang dần
được thay thế bởi một cách thức mới tiện ích, đơn giản hơn đó là các Hợp đồng
điện tử.
Khi giao kết thông qua Hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp đã giảm đáng kể được chi phí giao dịch, thời gian giao dịch, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với khách hàng và thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
Xét trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Việt Nam gia nhập WTO chưa lâu nên việc giao kết thông qua Hợp đồng điện tử không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thị trường quốc tế mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với các hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Về khái niệm Hợp đồng điện tử:
Xét về đặc điểm của Hợp đồng điện tử thì Hợp đồng điện tử có
tính phi biên giới, tính vô hình và phi vật chất, tính hiện đại và chính xác,
ngoài ra tính rủi ro cũng là một đặc điểm cần được cân nhắc khi tham gia giao
kết loại hợp đồng này.
Là một hợp đồng, Hợp đồng điện tử có nhiều điểm giống hợp
đồng truyền thống. Đó là: Hợp đồng điện tử cũng là sự thỏa thuận thống nhất ý
chí giữa các bên. Về điều này, Điều 308 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 đã
khẳng định: “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ đối với nhau”.
Dù là hợp đồng truyền thống hay Hợp đồng điện tử, dù là hợp
đồng được giao kết bằng lời nói, bằng hành vi, bằng văn bản hay bằng các phương
tiện điện tử thì điều quan trọng là hợp đồng chỉ hình thành nếu các bên giao
kết đạt được sự thỏa thuận rõ ràng, cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Trong đó sự thống nhất ý chí giữa các bên là điều quan trọng nhất dù là loại
hợp đồng gì.
Hợp đồng điện tử khi
giao kết hay thực hiện đều phải tuân thủ những chuẩn mực chung nhất của hợp
đồng liên quan tới hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu
lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.
Các bên phải tuân
thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng khi tiến hành giao kết Hợp đồng điện tử.
Có hai nguyên tắc chính được quy định tại Điều 389 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm
2005 là nguyên tắc “tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật,
đạo đức xã hội” và nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung
thực và ngay thẳng”.
Ngoài các điểm chung thì có sự khác biệt nhất định giữa Hợp
đồng điện tử và hợp đồng truyền thống như vấn đề về chủ thể, về nội dung, về
trình tự giao kết cũng như pháp luật điều chỉnh.
Về vấn đề chủ thể, ngoài các chủ thể thông thường là người
mua và người bán thì trong Hợp đồng điện tử còn có một chủ thể cũng không kém
phần quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ
ký điện tử.
Về vấn đề nội dung, Hợp đồng điện tử có một số điểm khác
biệt với hợp đồng truyền thống như: địa chỉ pháp lý, ngoài các địa chỉ pháp lý
thông thường, Hợp đồng điện tử còn có địa chỉ e-mail, địa chỉ website, địa chỉ
xác định nơi và ngày giờ gửi fax.
Các quy định về truy cập, cải chính thông tin điện tử, việc
thanh toán các Hợp đồng điện tử thông thường thông qua các phương tiện điện tử
như thanh toán bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng… Liên quan đến sự khác
nhau về quy trình và thủ tục giao kết ta có thể thấy rằng đây là điểm khác biệt
lớn nhất giữa Hợp đồng điện tử và Hợp đồng thương mại truyền thống.
Với hợp đồng thương mại truyền thống các bên sau khi gặp gỡ,
trao đổi, thống nhất bằng các tài liệu giấy tờ và ký bằng tay. Hợp đồng điện tử
thì lại có một phương thức giao kết khác, các bên sẽ không mất thời gian gặp gỡ
trao đổi và ký tay mà thực hiện giao kết trên các phương tiện điện tử và hợp
đồng sẽ được ký bằng chữ ký điện tử.
Các Hợp đồng điện tử chịu sự điều chỉnh chung về hợp đồng
trong Bộ luật Dân sự còn chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật đặc thù
khác về Hợp đồng điện tử như Luật Giao dịch điện tử, Luật về giao kết Hợp đồng
điện tử, Luật về Thương mại điện tử và Luật về chữ ký điện tử…
0 comments:
Đăng nhận xét