Phân công lao động toàn cầu là quá trình biến đổi về cơ cấu lao động trên quy mô toàn cầu, tại đó hệ thống nhân lực lao động sẽ được cơ cấu, sắp xếp lại theo từng nhóm công việc cụ thể, để đảm bảo hoạt động của nền kinh tế toàn cầu, đáp ứng việc cân đối sản xuất cũng như cơ cấu ngành. Quá trình bố trí, phân công nhân sự cụ thể và chính xác hơn, tạo ra lợi thế trong quá trình điều chỉnh, tái cơ cấu lao động trên quy mô thế giới.
Trong kinh tế, phân công quốc tế mới về lao động là kết quả
của toàn cầu hóa. Thuật ngữ này được đặt ra bởi các nhà lý luận tìm cách giải
thích sự chuyển dịch không gian của các ngành công nghiệp sản xuất từ các nước
tư bản tiên tiến sang các nước đang phát triển - tái tổ chức địa lý liên tục
của sản xuất, tìm thấy nguồn gốc của nó trong những ý tưởng về phân công lao
động toàn cầu. Không gian phân công lao động xảy ra khi quá trình sản xuất
không còn giới hạn trong nền kinh tế quốc gia. Dưới phân công quốc tế “cũ” về
lao động, cho đến khi khoảng năm 1970, khu vực kém phát triển được sát nhập vào
nền kinh tế thế giới chủ yếu là nhà cung cấp khoáng sản và nông sản. Tuy nhiên,
khi nền kinh tế đang phát triển được sáp nhập vào nền kinh tế thế giới, sản
xuất nhiều hơn diễn ra trong các nền kinh tế.
Điều này đã dẫn đến một xu hướng chuyển giao còn được gọi là “sự thay đổi công nghiệp toàn cầu”, trong đó quy trình sản xuất được chuyển từ các nước phát triển (Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản) sang các nước đang phát triển ở Châu Á (như Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ) và Mỹ Latinh. Điều này là do các công ty tìm kiếm các địa điểm với giá rẻ nhất để sản xuất và lắp ráp các thành phần, vì vậy chi phí ngành cần nhiều lao động của quá trình sản xuất được chuyển sang các nước đang phát triển -nơi có chi phí thấp hơn đáng kể. Các công ty làm như vậy bằng cách tận dụng giao thông vận tải và công nghệ thông tin liên lạc, cũng như phân mảnh và tính linh hoạt về vị trí của sản xuất. Từ năm 1953 đến cuối những năm 1990, tỷ trọng sản lượng sản xuất thành phẩm của các nền kinh tế công nghiệp phát triển giảm từ 95% đến 77% và các nền kinh tế đang phát triển nhiều hơn gấp bốn lần từ 5% đến 23% [42, 18]
“Phân công lao động toàn cầu” là mối quan hệ giữa các quốc
gia trong nền kinh tế toàn cầu. Hãy tưởng tượng một bậc thang với một vài nước
phát triển nằm trên nấc cao nhất và càng xuống các nấc thấp hơn càng có nhiều
quốc gia kém phát triển hơn.
Ở phía trên là nơi thực hiện các công việc dựa trên nền tảng
kiến thức và sáng tạo ra các công nghệ mới. Những quốc gia sáng tạo ra những
sản phẩm mới nhất và tốt nhất, họ bán được nhiều nhất và mọi người trở nên giàu
có.
Nấc phía dưới tiếp theo là dành cho các nước có thu nhập
trung bình, sản xuất hàng hóa cao cấp cho những người tiêu dùng hàng đầu. Các
quốc gia này phải có khả năng sử dụng công nghệ phù hợp để làm ra những sản
phẩm nói trên, nhưng từ công nghệ để sản xuất cho đến bản thân các sản phẩm,
đều xuất phát từ nấc bên trên. Những người lao động đều có kỹ năng nhưng không
phải là người sáng tạo, họ kiếm được khá nhiều tiền, nhưng ít hơn so những
người ở nấc trên.
Ở cấp độ thứ ba là những nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp
cơ bản - thép chẳng hạn. Công việc chủ yếu là việc làm đơn thuần; công nhân thu
nhập ít hơn so với những đồng nghiệp ở các quốc gia thu nhập trung bình.
Ở dưới đáy, cũng chính là bậc thang thấp nhất luôn diễn ra
sự cạnh tranh quyết liệt giữa vô số các quốc gia không có gì để bán ngoài sự
nghèo đói của người dân. Các nước này cạnh tranh nhau sản xuất các sản phẩm hàm
lượng trí tuệ thấp nhất, có giá trị thấp nhất với mức giá thấp nhất.
Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu
hoá. Phát triển bền vững làmục tiêu mà nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng
tới. Để hoàn thành mục tiêu đó, bên cạnh việc mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù
kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa...riêng của mình để hoạch định
chiến lược phù hợp nhất với đất nước mình thì yêu cầu đặt ra là mở cửa, hợp tác,
liên kết hoạch địch một kế hoạch phân công lao động chung, hợp lý mang tính
toàn cầu vì một nền kinh tế phát triển hài hoà.
0 comments:
Đăng nhận xét