Trong thời kì đầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, đã có
rất nhiều các Startup được ra đời và trong số đó có không ít những mô hình,
những ý tưởng thành công và là hiện tại đang phát triển một cách nhanh chóng,
trở thành những doanh nghiệp, tập đoàn lớn chi phối thế giới, đó là động lực to
lớn cho các Startup khác noi theo và thêm vững tin vào bước đường khởi nghiệp
nhiều thách thức.
Facebook – “quốc gia đông dân thứ 3 thế giới”
Facebook là một website truy cập miễn phí do Công ty
Facebook, Inc điều hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức
theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp
với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ và cập
nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè.
Mạng xã hội ra đời đã làm thay đổi nhiều những suy nghĩ, tư
duy và hành động của con người. Internet với sức mạnh của nó kết hợp với các
nguồn thông tin cá nhân đã tạo ra những nguồn thông tin quan trọng, đó là yếu
tố căn bản của mạng xã hội. Facebook thành công dựa vào sự nhạy bén trong việc
đưa ra các dịch vụ trực tuyến đáp ứng nhu cầu của các hành vi xã hội ngoại
tuyến. Facebook tạo ra môi trường cho các hoạt động trí tuệ, xoay quanh mối
quan hệ giữa con người, cho phép chia sẻ quan điểm, suy nghĩ, thông tin và
tương tác với nhau. Người sử dụng thích được giới thiệu bản thân của họ và kết
nối với bạn bè trong một môi trường được bảo vệ, nơi những người được họ tin
tưởng và biết nằm trong mạng lưới của họ và họ không cảm thấy bị xâm hại.
Hiện nay, Facebook đã rất nhanh chóng trong việc tối đa hóa
những tiện ích người dùng, bằng việc cho ra đời hàng loạt những ứng dụng thông
minh, mà chúng ta đã được trải nghiệm. Gần đây, Facebook cho ra đời những tính
năng mới để nâng cao hơn chất lượng dịch vụ, có thể kể tới như gia tăng tiện
ích Messenger cho cuộc nói chuyện. Tính năng live - stream, cập nhật sự vụ kịp
thời và nhanh chóng…Phần lớn doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo. Microsoft
là một đối tác đặc biệt của Facebook về các dịch vụ banner quảng cáo, và
Facebook chỉ đăng các quảng cáo thuộc mạng lưới quảng cáo của Microsoft.
Facebook nói chung có tỉ lệ nhấp chuột vào các nội dung quảng cáo nhỏ so với
nhiều website lớn.
Uber
Uber là một công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải
và công ty taxi dựa trên ứng dụng có trụ sở tại San Francisco, California, được
thành lập vào tháng 3 năm 2009 và hoạt động tại các thành phố ở nhiều nước trên
thế giới. Công ty sử dụng một ứng dụng điện thoại thông minh để nhận được yêu
cầu đi xe, và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái xe. Khách hàng sử dụng các
ứng dụng yêu cầu xe đón và theo dõi vị trí chiếc xe dành riêng của mình.
Tính đến ngày 16 tháng 12 năm 2014, dịch vụ Uber đã có tại
53 quốc gia và hơn 200 thành phố trên toàn thế giới, và công ty được định giá
hơn 40 tỷ USD. Việc ra mắt Uber đã tạo ra một sự gia tăng đáng kể trong các
công ty cạnh tranh với mô hình kinh doanh Uber, một xu hướng đã đến để được gọi
là “Uberification” (Uber hóa).
Hiện nay, Uber đã có mặt tại 58 nước trên thế giới và trên
300 thành phố.
Hãng điện thoại Xiaomi
Hãng điện tử Trung Quốc Xiaomi chuyên thiết kế, sản xuất và
bán điện thoại thông minh, máy tính bảng cùng các ứng dụng trên thiết bị di
động. Từ sau sản phẩm đầu tiên ra mắt năm 2011, công ty này đã có những bước
phát triển thần kỳ, có thị phần thị trường lớn tại 2 thị trường đông dân nhất
hành tinh là Trung Quốc và Ấn Độ, cùng nhiều nước khác như Malaysia, Singapore,
Brazil…
Mô hình kinh doanh của Xiaomi thực hiện, đó là bán sản phẩm
với giá rẻ và giảm thiểu chi phí bằng cách bán hàng trực tuyến cũng như quảng
bá sản phẩm bằng phương tiện truyền thông xã hội. Trong đó, chiến lược giá vẫn
đóng vai trò quan trọng. Xiaomi tập trung vào cải tiến chất lượng, kiểu dáng
smartphone, nâng cao trải nghiệm của người sử dụng, nhằm định hướng và tiếp cận
những thị trường khác nhau. Xiaomi cũng thành công trong phân khúc thiết bị phụ
kiện điện tử, điều này tạo tiền đề để hãng điện thoại này theo đuổi việc mở
rộng ra quốc tế. Hiện Xiaomi có 8.000 nhân viên, là hãng sản xuất smartphone
lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau 2 “gã khổng lồ” là Samsung và Apple.
Hệ thống Anh ngữ Topica
Năm 2008, Tổ hợp giáo dục Topica được thành lập như một
doanh nghiệp công nghệ giáo dục với sứ mệnh nhân rộng mô hình đào tạo trực
tuyến chất lượng cao tới người học ở Việt Nam. Cùng năm, Topica đã áp dụng công
nghệ 3D vào giảng dạy trực tuyến mang lại trải nghiệm chân thật trong không
gian ảo Second Life.
Tổ hợp giáo dục Topica cung cấp các chương trình giáo dục trực tuyến, các chương trình học tiếng Anh trực tuyến và khóa học đào tạo trên nhiều lĩnh vực. Mỗi khóa học sử dụng các công cụ hỗ trợ hình ảnh như video giảng dạy, đồ họa, biểu đồ, tài liệu trực tuyến và bài kiểm tra nhỏ ở cuối mỗi bài học. Người hướng dẫn và học viên có thể tương tác với nhau trong các diễn đàn thảo luận. Tất cả những tài liệu này có thể xem mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có thiết bị kết nối mạng.
Koh Samui Hut
Thương hiệu Koh Samui Hut ra đời cửa hàng đầu tiên vào
04/07/2014. Đây là kết quả đến từ những ấp ủ và nỗ lực của đội ngũ co-founder,
vốn là những người trẻ đam mê ẩm thực đường phố Thái Lan. Koh Samui Hut kế thừa
những tinh hoa của những món ăn vặt đường phố Thái Lan, kết hợp với hương vị
Việt Nam đậm đà bản sắc, các món ăn gây ấn tượng với phong cách trang trí đẹp
mắt cùng mùi vị đặc trưng, tạo điểm nhấn cho thực khách.
The Coffee House
Nhờ am hiểu thị trường và quản trị tốt, The Coffee House dù
sinh sau đẻ muộn nhưng đang có tốc độ phát triển nhanh hơn so với nhiều đối
thủ. Sau Passio và Urban Station Coffee, đây là một ví dụ thành công của
Startup Việt trong thị trường chuỗi cà phê đầy cạnh tranh trước sự xâm lấn của
các nhà đầu tư nước ngoài.
Cà phê Cộng
Ra đời với cửa hàng đầu tiên năm 2007, chuỗi Cà phê Cộng gây
ấn tượng mạnh cho khách hàng bởi lối bài trí “độc” và “lạ”, xen lẫn phong cách
hiện đại từ những thức uống được ưa chuộng nhất hiện nay. Cà phê Cộng nổi lên
như một mô hình khởi nghiệp thành công với sự tinh tế, giản dị mà cũng không
kém phần hiện đại. Hiện nay, cà-phê cộng đã có cho mình một chuỗi các cửa hàng
trên toàn quốc là một minh chứng cho khởi nghiệp hiện nay tại Việt Nam.
Các mô hình khởi nghiệp nêu trên là những Startup điển hình
hiện nay của khởi nghiệp kinh doanh toàn cầu, cũng như Việt Nam. Bắt đầu từ
những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, hướng vào con người... các mô hình khởi nghiệp
nêu trên đã nắm bắt lợi thế của xu hướng kết nối Cách mạng Công nghiệp 4.0 và
mạnh dạn bứt phát vươn lên trở thành những điển hình tiêu biểu. Hy vọng rằng,
các minh chứng cụ thể về thành công của các Startup nêu trên sẽ là nguồn động
lực to lớn cho các doanh nghiệp, các bạn trẻ, hay các Startup đã, đang và sẽ tìm
cho mình con đương vươn lên kinh doanh, khởi nghiệp sẽ có thêm những ý tưởng,
động lực hơn nữa để bứt phá và thành công trong tương lai.