1. Nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa là gì?
Nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa là những tư tưởng chủ đạo, cơ bản, cấu thành một bộ phận quan trọng nhất của pháp luật, phản ánh quy luật và cấu trúc của hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa và liên hệ mật thiết với bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ cơ chế điều chỉnh pháp luật: xác lập quy phạm pháp luật, xuất hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể pháp luật và quá trình áp dụng pháp luật. Đồng thời pháp luật xã hội chủ nghĩa còn có ý nghĩa như là tiêu chuẩn cơ bản nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa, xác định tính hợp pháp và hợp lý trong cách xử sự của các chủ thể pháp luật, tác động mạnh mẽ tới ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, văn hoá pháp lý và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Theo cách phân loại chung có thể chia nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa thành hai loại chính: Các nguyên tắc chung mang tính chính trị- xã hội của pháp luật và các nguyên tắc pháp lý đặc thù. Các nguyên tắc chung của pháp luật luôn phản ánh một cách trực tiếp chế độ xã hội hiện hữu, các nguyên tắc pháp lý đặc thù thể hiện rõ bản chất và các đặc trưng của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Hệ nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa
a. Các nguyên tắc chung
* Nhóm các nguyên tắc kinh tế cơ bản bao gồm:
- Xác lập, củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuật xã hội chủ nghĩa, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân lao động.
- Xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, bảo đảm cho cơ chế quản lý kinh tế hoạt động có hiệu quả, giải phóng sức lao động và mọi nguồn lực, tăng năng suất lao động.
- Tự do lao động là quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân.
- Bảo đảm lợi ích của người lao động trên cơ sở điều hoà lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể và lưọi ích quốc gia.
- Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật, bảo đảm sự điều tiết có kế hoạch của nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, bảo đảm chế độ hạch toán, kiểm tra, thanh tra, giám sát, chống tham ô, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác trong lĩnh vực kinh tế.
*Nhóm các nguyên tắc chính trị cơ bản bao gồm:
- Nguyên tắc bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
- Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
- Nguyên tắc bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Xác lập, củng cố và không ngừng mở rộng các quyền tự do, chính trị, quyền bình đẳng của các dân tộc và công dân.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa pháp luật với đường lối, chính sách của Đảng.
*Nhóm các nguyên tắc xã hội cơ bản bao gồm:
- Nguyên tắc bảo đảm về mặt pháp lý, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của mỗi công dân.
- Nguyên tắc bảo đảm công bằng xã hội.
- Nguyên tắc bảo đảm an toàn xã hội cho công dân, tôn trọng quyền con người, tôn trọng những giá trị nhân phẩm, đạo đức của mỗi con người.
- Nguyên tắc bảo đảm những điều kiện để không nhừng nâng cao trình độ nhận thức, trình đội văn hoá và giáo dục của nhân dân.
* Nhóm nguyên tắc đạo đức bao gồm:
- Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa.
- Tôn trọng tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng.
- Bảo đảm sự thống nhất hài hoà giữa quyền và nghĩa vụ, giữa nhà nước, xã hội và công dân.
- Giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ những thành quả của dân tộc, của chủ ngiã xã hội đã đạt được, ý thức trách nhiệm đối với nhà nước và xã hộicủa mỗi người, xây dựng và hoàn thiện đạo đức của con người ttong chủ nghĩa xã hội.
* Nhóm nguyên tắc tư tưởng - văn hoá bao gồm
- Tôn trọng những di sản văn hoá- tư tưởng của dân tộc và thời đại.
- Thể hiện rõ trong pháp luật và chỉ đạo thực hiện trong thực tế những quan điểm về chủ nghĩa xã hội.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.
- Chống mọi quan điểm cực đoan, giáo điều, xa rời thực tiễn, những quan điểm sai trái chống chủ nghĩa xã hội.
b. Các nguyên tắc pháp lý cơ bản đặc thù
- Nguyên tắc phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân trong pháp luật.
- Bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, phù hợp của hệ thống pháp luật, phát huy cao độ hiệu lực của hệ thống pháp luật.
- Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trên đây là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên điều đó chưa phải đã là đầy đủ. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa sẽ phát triển thêm đa dạng và phong phú, đặc biệt là các nguyên tắc pháp lý cơ bản đặc thù. Vì vậy, khi xem xét hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật chúng ta cần phải xem xét nó trong mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, có như vậy mới có thể tiếp cận các nguyên tắc đó một cách hợp lý và khoa học.
0 comments:
Đăng nhận xét