Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Cơ chế bảo vệ nhân dân tố cáo hành vi tham nhũng của quan lại thời phong kiến Việt Nam

Thời phong kiến, các ông vua tạo ra rất nhiều hình thức để dân có thể tố cáo hành vi tham nhũng của quan lại. Từ việc đặt hòm thư ngay tại sân rồng, gửi thư lên triều đình, đến việc đề tên yết bảng ở ngã ba đường phản ánh những việc tốt xấu của quan lại, thậm chí, có thể trực tiếp đánh trông kêu oan để gặp vua tố cáo...

Bên cạnh việc biết khuyến khích nhân dân tố cáo hành vi tham nhũng của tham quan ô lại, các ông vua cũng rất biết đặt ra cơ chế khuyến khích người đi tố cáo gắn với chính sách bảo vệ không để người tố cáo bị trả thù, trù dập như miễn lao dịch ba năm (nhà Lý), người ở kinh thành cáo giác sẽ được trọng thưởng; quy định rõ ràng về chế độ thưởng cho người dân tố cáo đúng sự thật các hành vi tham nhũng của quan lại các cấp (nhà lê); nếu có tôi được miễn tội (thời vua Gia Long)...

Ý thức được vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể, của nhân dân, nhà nước ta hiện nay rất khuyến khích nhân dân tham gia phòng chống, phát hiện và đấu tranh chống với các hành vi tham nhũng thông qua hoạt động tố cáo, giám sát... Ngoài ra,  pháp luật hiện hành cũng quy định bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm chính thuộc về các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết các vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng. Những tổ chức, cá nhân khác tuy không có trách nhiệm trực tiếp nhưng vẫn có nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ và thực hiện các yêu cầu hợp pháp của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.

Luật phòng chống tham nhũng 2005 cũng nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ người tố cáo khỏi sự đe doạ trả thù, trù dập. Đây là vấn đề rất quan trọng vì trong nhiều trường hợp, người bị tố cáo là những người có chức vụ, quyền hạn, thậm chí giữ chức vụ, quyền hạn rất cao nên họ có nhiều cách để trả thù người tố cáo hoặc giữ kín sự việc mà người tố cáo phát hiện cho nhà nước. Vì vậy, nhà nước phải có những cơ chế bảo vệ người tố cáo, tạo điều kiện để công dân tích cực phát hiện các hành vi tham nhũng, cơ quan nhà nước kịp thời xử lý.

Tác giả: Lan Hương

0 comments:

Đăng nhận xét