Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Coi tham nhũng là trách nhiệm của toàn quân toàn quân toàn dân thời phong kiến Việt Nam

 Vua ban chiếu cầu lời nói thẳng của tất cả mọi người trong nước

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, có nhiều giai đoạn, dưới sự trị vì của các bậc “minh quân”, xã hội được yên ổn, thịnh trị. Thường thì sau khi lên ngôi báu, ít lâu các vị hoàng đế đã thi hành nhiều biện pháp để yên dân. Nhiều vị vua có tinh thần cầu thị, chú ý lắng nghe ý kiến của các quần thần, cho phép quan và cả thần đan được nói thẳng về những điều hay lẽ dở của chính sự, những mặt được và không được trong cách trị vì đất nước, được tố cáo những kẻ gian thần, nịnh bợ, tham tang, lộng quyền. Tinh thần cầu thị đó được thể hiện qua việc ban hành “Chiếu cầu lời nói thẳng”.

Theo chính sử sách ghi lại Chiếu cầu lời nói thẳng được ban bố lần đầu tiên vào tháng Tư năm Bính Thìn, niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng đời vua Lý Nhân Tông (1076). Thời Lê Sơ (1428-1527), các bậc vua đều ban bố lệnh hay Chiếu Cầu lời nói thẳng. Mở đầu là vua Lý Thái Tổ. Ngày 26/2 năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thuận Thiên (1429), Vua lệnh cho các ngôn quan rằng: “Nếu thấy trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má nặng nề, ngược  hại lương dân, thưởng phạt không đúng, không theo đúng phép xưa; hay các quan đại thần, quan lại, tướng hiệu quan chức trong ngoài không giữ phép, nhận hối lộ, nhiễu hại lương dân, thiên tư phi pháp thì phải lập tức dâng sớ đàn hặc ngay” [17,300]. Như vậy nội dung này đã cho phép ngôn quan được thẳng thắn nêu ra những điều bất ổn trong cách cai trị đất nước của mình, những tệ nạn do quan lại gây ra.

Sang thời vua Lê Thái Tông, vào ngày 27/5 năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Bình (1438), Vua xuống chiếu cho trăm quan. Trong tờ chiếu, Lê Thái Tông đã tự vấn mình rằng, phải chăng những tai dị xảy ra liên tiếp trong mấy năm có nguyên nhân ở việc vua không lo sửa đức để mọi việc bê trễ; do quan tể phụ bất tài, xếp đặt chính sự không điều hòa; do nạn hối lộ công khai hoành hành nên việc hình ngục có rất nhiều oan trái; do làm nhiều công trình thổ mộc để sức dân mệt mỏi; do thuế má nặng nề mà dân túng thiếu.. ”[13,351-352]. Với tờ chiếu này vị vua trẻ tuổi nhà Lê đã thể hiện tinh thần cầu thị rất cao trước thần dân của mình. Ông tự thấy mình có lỗi trong việc sửa đức, làm nhiều công trình thô mộc quá sức dân, áp dụng chế độ thuế khóa nặng nề, để mặc cho quan lại trông coi pháp luật ăn hối lộ bẻ cong phép nước khiến dân bị nhiều oan ức.

Thời vua Lê Nhân Tông, vào ngày mồng hai tháng hai năm Quý Hợi (1443), vua cũng tự trách mình vì có nhiều tại dị xảy ra ở trong nước, trong đó, một trong những lí do nhà vua cho rằng tại dị xảy ra nhiều là do việc ngục tung không công bằng, tệ hối lộ công khai, án xử còn nhiều oan khuất; kẻ tiểu nhân được tiến dung, kẻ quân tử thì lui đường ở ẩn; bọn phi tần lộng hành... Từ đó vua lệnh cho khắp quan lại quân dân đều phải hết lòng bày tỏ những điều có thể xoay được lòng trời, dẹp hết tai biến, hãy nói thẳng ra, chớ nên ẩn giấu, để trẫm sửa những điều thiếu sót” [13,358].

Đến thời vua Lê Thánh Tông cũng xuống chiếu cầu lời nói thẳng (1426).

Thời Lê – Trịnh, vào tháng 5 năm Canh Tý (1720), chúa Trịnh Cương trưng cầu lời nói thẳng: “cho phép văn võ bách quan được dâng thư niêm phong điều trần về chính sự, cứ nói rõ ràng hết lời về việc được, việc hỏng, việc hay, việc dở, không được giấu giếm, kiêng kỵ” [47,13].

Tháng năm năm Ất Mão (1775), vua Quang Toản ra chiếu mong mỏi thần dân trong ngoài khuyên bảo để chờ vua được sửa đức hạnh tốt, nghĩ cách để khắc phục tình trạng xã hội, vua nói: những kẻ bề tôi và dân chúng hãy “dán thư kín, nói hết đừng giấu giếm... Trẫm sẽ nghe theo lời nói phải để thi hành chính sự...”.

Vua Gia Long tháng mười năm Nhâm Thân (1812), xuống chiếu Cầu lời nói thẳng với nội dung như sau: “...Đạo làm tôi trước hết phải nộp lời nói thẳng. Đế vương thời xưa nhân sự biến mà cầu người nói, mới hay trị được nước, hòa được dân, là vì theo đạo ấy...”[11,847].

Tóm lại, các vị vua đều cho rằng những bất ổn của đất trời xảy ra đều do sự bất ổn của lòng người. Nói một cách khác, các vị hoàng đế đã mượn “lòng trời” để bố cáo trước toàn dân thiên hạ, cầu lời nói thẳng, vừa để các quan và quân dân cả nước hiểu được lòng vua, hiến cho vua những giải pháp khắc phục, những kế sách trị nước an dân; đồng thời cũng cảnh báo những vị quan nhung nhiễu, làm động tới “lòng trời”; thể hiện phần nào tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của quan lại và thần dân, thái độ thành khẩn và tinh thần trách nhiệm cao trước sứ mệnh “trị nước, an dân” của một số vị vua anh minh.

Đặt ra nhiều hình thức để dân chúng có thể tố cáo quan lại

Năm Kỷ Tỵ niên hiệu Thiên Thành (1029), vua Lý Thái Tông: “Phía đông thềm rồng đặt điện Văn Minh, phía tây đặt điện Quang Vũ, hai bên tả hữu thềm rồng đặt lầu chuông đối nhau để dân chúng ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên” [13,91].

Năm Nhâm Thìn, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo, năm thứ 4 (1052 -Tống Hoàng Hựu năm thứ 4) vua Lý Thái Tông cho đặt một quả chuông lớn ở sân rồng để ai bị oan ức điều gì được đến đánh chuông. Vua ra nhận đơn và xét xử.


Năm Mậu Dần niên hiệu Đại Định (1158), theo lời tâu của Nguyễn Quốc vừa đi sữ ở nước Tống về, vua Lý Anh Tông cho đặt một cái hòm ở sân rồng để ai muốn bày tỏ việc gì thì bỏ thư vào hòm ấy. Chỉ trong một tháng, thư kêu oan đã đầy hòm. Trong số thư ấy, có cả thư tố cáo đại thần Đỗ Anh Vũ lộng quyền.

Năm Ất Tỵ niên hiệu Bảo Thái, đời vua Lê Dụ Tông (1725), chua Trịnh Cương cho yết bảng ở các lỵ sở, ngã ba đường để dân chúng phản ánh điều hay, lẽ dở.

Năm Nhâm Tỵ, niên hiệu Vĩnh Khánh, đời Lê đế Duy Phường (1732), cháu Trịnh Giang lại đặt hom ở phủ chúa để nhận đơn kêu oan của dân.

Năm Đinh, niên hiệu Cảnh Hưng (1747), chúa  Trịnh Doanh cho đặt chuông, mõ ở cổng phủ đường để người nào thấy mình có tài, muốn tự tiến cử thì đánh chuông và người bị oan ức thì đánh mõ kêu lên.

Năm Tân Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng (1751), chúa Trịnh cho phép nhân dân cả nước viết thư trình bày oan ức, dán kính dâng lên. Năm  Ất Tỵ, niên hiệu Bảo Thái (cuối năm 1725-1726), Tham tụng Nguyễn Công Hãng đền nghị cho phép dân địa phương được yết bảng ở chỗ Sở lỵ, sở, viết thật đầy đủ điều thiện - ác - xấu - tốt - hay - dở của các quan địa phương, để cho “các quan biết kiêng nể, mài giũa cổ lệ, tiết tháo thanh liêm”

Ở Đàng Trong, vào năm Mậu Thân (1788), chúa Nguyễn Ánh cũng cho đặt một hòm ở cửa phủ chúa để ai có oan khuất hay bị người khác hãm hại thì viết đơn trình bày sự việc rõ ràng, ghi rõ họ tên quê quán bỏ hòm để tiện tra xét.

Thời vua Minh Mạng, đặt một trống Đăng Văn, vào ngày 6, 16 và 26 hàng tháng cho phép ai có oan ức được đến đánh trống kêu oan. Quan Pháp Ty ra nhận đơn và xét xử.

Có cơ chế để khen thưởng, khích lệ và bảo vệ người tố cáo quan lại

Các triều đại phong kiến cũng đặc biệt coi trọng việc phát huy tinh thần của nhân dân trong tố cáo những hành vi tham nhũng. Sử thần Ngô Sỹ Liên đã từng nói: “Người kiện có điều oan uổng mà được dễ dàng tâu lên, nhà vua làm được như vậy thì dân tình được thấu lên trên, án kiện đọng lại được xử ngay” [12,43]. Cụ thể:

- Nhà Lý quy định những người tố cáo việc biển thủ tiền thuế của các viên quan thu thuế sẽ được miễn lao dịch ba năm, người ở kinh thành cáo giác sẽ được trọng thưởng.

- Đến nhà Lê, Quốc triều Hình luật cũng có những quy định rõ ràng về chế độ thưởng cho người dân tố cáo đúng sự thật các hành vi tham nhũng của quan lại các cấp. Vì nhà Lê cho rằng việc trừng phạt người sai phạm, đặt ra các chức vụ giám sát lẫn nhau vẫn chưa đủ, phap luật còn đặc biệt coi trọng tai mắt của nhân dân trong việc phát hiện, cáo giác việc làm sai trái của quan lại. Người tố cáo đúng được thưởng tước, thưởng tiền. Để việc tố cáo thực sự có vai trò làm trong sạch đội ngũ quan lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, pháp luật cũng nghiêm trị những kẻ tố cáo sai sự thật đặc biệt là khi vu cáo quan lại đương nhiệm: “Kẻ vu cáo các quan trên tại chức ở bản phủ thì xử tội như tội mình vu cáo” (Điều 41 chương Đấu tụng, Quốc triều hình luật).

- Pháp luật triều Nguyễn cũng thể hiện rất rõ những quan điểm này. Vua Gia Long quy định nếu người coi kho và người bảo vệ biết được hành vi và thủ đoạn người lấy trộm và tố cáo thì được miễn tội.

Tác giả: Lan Hương

0 comments:

Đăng nhận xét