Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Kế thừa những kinh nghiệm phòng chống tham nhũng qua cách thức phòng chống tham nhũng của các triều đại phong kiến Việt Nam

Trước tình hình tham nhũng trở thành “quốc nạn” ở Việt Nam như hiện nay. Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp phòng chống tham nhũng, Quốc hội đã thông qua Bộ luật hình sự tháng 12/1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật Phòng chống tham nhũng tháng 11/2005 (sửa đổi, bổ sung 2012). Ngoài ra, bên Đảng còn có điều lệ Đảng.

Chúng ta cũng đã thành lập Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng; gần đây nhất là sự tái thành lập Ban nội chính Trung ương là một ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu trong hai mảng chính là nội chính và phòng chống tham nhũng... 


Mặc dù Đảng và Nhà nước ta cũng đã đề ra rất nhiều biện pháp phòng chống tham nhũng và kiên quyết thực hiện, nhưng kết quả phòng chống tham nhũng vẫn còn thấp, tệ nạn tham nhũng vẫn tiếp tục hoành hành khắp nơi. Việt Nam vẫn bị coi là quốc gia có mức độ tham nhũng cao nhất thế giới. Tiến sĩ Lê Đăng Mạnh nhận xét trong báo Tuổi trẻ ngày 11/4/2006 về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam với những con số rất đáng lo ngại: “Chỉ có 5% số vụ tham nhũng được phanh phui, 95% còn lại hình thù như thế nào, di căn đến đâu vẫn đang là câu hỏi lớn”. Như vậy, có cảm giác rằng chúng ta mới chỉ phòng chống tham nhũng ở “phần ngọn”, ở những vụ việc rất nhỏ. 


Trong những năm gần đây, tham nhũng ngày càng tràn lan, cũng có nhiều vụ tham nhũng lớn cũng đã bị phanh phui và trừng trị, nhưng mà mỗi năm, số vụ tham nhũng vẫn tăng, không hề giảm, trong khi đó các thủ đoạn tham nhũng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Câu hỏi đặt ra là: Với công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay, chúng ta nhận thấy một thực tế: các biện pháp mà chúng ta đưa ra chưa phát huy được hiệu quả, tình trạng vẫn chưa thay đổi nhiều, tại sao chúng ta không xét xem có biện pháp nào khác hữu hiệu hơn không từ trong lịch sử dân tộc mình? Bởi trong lịch sử Việt Nam đã có rất nhiều giai đoạn thịnh trị, các bậc vua anh minh đã đưa ra được những biện pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn tệ tham nhũng rất hiệu quả.

Đọc lại những tư liệu lịch sử thời đó chúng ta sẽ càng thấy các ông đấu trang phòng chống tham nhũng rất kiên quyết, toàn diện và tương đối triệt để. Đó được xem như là những kinh nghiệm mà chúng ta có thể kế thừa, nâng cao và phát triển cho phù hợp với tình hình hiện nay. Cộng thêm việc phát huy sức mạnh ý chí và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, tệ tham nhũng, lãng phí nhất định sẽ bị đẩy lùi.

Tác giả: Lan Hương

0 comments:

Đăng nhận xét