Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước. Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên (kéo dài hơn 1.000 năm), Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ. Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch
sử Việt Nam - kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỳ xây dựng
và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dưới các triều Ngô (938-965), Đinh (969-979), Tiền
Lê (980-1009) nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập.
Từ thế kỷ XVI,
chế độ phong kiến Việt Nam với tư tưởng nho giáo đã bộc lộ sự lạc hậu và bắt đầu
suy yếu. Trong khi nhiều quốc gia – dân tộc ở châu Âu đang dần chuyển sang chủ
nghĩa tư bản thì Đại Việt bị chìm trong nội chiến và chia cắt dưới triều đại của
Lê - Trịnh.
Bước
sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa, ráo riết tìm kiếm thị trường, từng bước xâm chiếm thuộc địa. Người
Pháp đã tiến hành thôn tính Việt Nam. Trong hoàn cảnh này, một số trí sĩ Việt
Nam đã đệ trình những đề nghị canh tân đất nước để giữ vững độc lập nhưng đều bị
triều Nguyễn (1802-1945) khước từ, đẩy đất nước vào tình trạng lạc hậu, bế tắc
và từ đó Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến trong gần 100
năm (1858-1945).
Như vậy,
trong tiến trình phát triển của đất nước suốt mấy nghìn năm lịch sử, thời kỳ
phòng kiến của Việt Nam kéo dài suốt hơn 1000 năm, tính từ thời điểm Ngô Quyền
đánh đuổi quân Nam Hán giành được độc lập dân tộc sau hơn 1000 năm bị phong kiến
phương bắc đô hộ, mở ra thời kỳ phong kiến Việt Nam với nhà nước độc lập đầu
tiên. Kết thúc thời kỳ phong kiến bằng sự cai trị của nhà Nguyễn với vị vua cuối
cùng là Bảo Đại.
Nguồn: Lan Hương
0 comments:
Đăng nhận xét