Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Xã hội phong kiến Việt Nam và thực trạng tham nhũng của quan lại

Xã hội phong kiến dựa trên nền tảng của kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, năng suất thấp và bấp bênh. Nguồn thu chủ yếu của nhà nước từ thuế nông nghiệp. Trong khi đó, bộ máy nhà nước cồng kềnh, lượng quan lại khá đông đảo. Dù nhà nước phong kiến có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo chế độ lương bổng cho quan lại, nhưng nhìn chung đời sống của họ vẫn rất thấp không đảm bảo. Thêm vào đó, cộng với tệ quan liêu, mất dân chủ của nền hành chính phong kiến; quan lại nhận thức sai về vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với nhà nước và đối với nhân dân, đã tạo cơ sở để nảy sinh tệ tham nhũng trong một bộ phận quan lại khi lòng tham của họ nổi lên.


Trong tình hình nêu trên đây, nạn quan lại vơ vét của cải nhà nước, bòn rút của dân và cấp dưới (thông qua tệ nhận hối lộ xảy ra như một hiện tượng tất yếu). Sử cũ ghi lại nhiều vị quan công khai tuyên bố “quyền được vơ vét” của mình. Ngay cả những người trước đây từng “vào sinh ra tử” vì sự “tồn vong” của đất nước. Ví như, số quý tộc công thần được tặng phong từ sau các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược hoặc có công giúp vua lên ngai vàng đã có không ít người nảy sinh tư tưởng xả hơi, cạy thế, cạy quyền, ngày càng tha hóa, chuyển sang tư tưởng hưởng thụ, tham nhũng, ăn hối lộ. Nhiều quan đại thần đua nhau huy động sức lính, của dân để xây dựng lâu đài, dinh thự cho mình. Ví dụ Thái úy Lê Thụ (người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dưới thời Lê Lợi) cưới vợ cho con mà “những kẻ cầu tiến đạt đua nhau đem cúng của cải để mong được phú quý, khiến cho các thứ gấm thêu, lĩnh là, vóc lụa ở hàng phố hết nhẵn” [13,99]. Năm 1429, khi cho các quan văn võ nghị bàn việc lớn của đất nước, vua Lê Thái Tổ đã phải thốt lên rằng: “Không có ai chịu hết lòng với việc nước, chỉ ham nghĩ phú quý mà thôi”.



Thời Trần năm Bính Thìn (1269) khi bị dân kiện về tội tham bỉ, Trần Khánh Dư “hùng hồn” tuyên bố rằng: “Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ? [13, 207]. Gần 100 trăm năm sau đó năm Bính Dần (1386), bị dân tố cáo về tội vơ vét khi đang giữ chức An phủ Hồ Tông Thóc cũng đã “khẳng khái” tâu rằng: “một con chịu ơn vua, cả nhà ăn lộc trời”. Và còn rất nhiều “tấm gương” như thế trong chốn quan trường. Suốt gần 1000 năm của chế độ phong kiến Việt Nam. Thống kê có 81 vụ án tiêu biểu dưới thời phong kiến thì có đến 32 vụ liên quan đến quan lại tham nhũng. Trong đó, có những vụ tham nhũng rất lớn lôi kéo một bộ phận đông đảo quan triều đình, quan đầu tỉnh tham gia.


Như vậy, nạn hà hiếp và ăn hối lộ của dân diễn ra phổ biến trong đội ngũ quan lại, những vấn nạn đó diễn ra tệ hại. Chính tình trang quan lại lộng quyền, tham nhũng, tha hóa kể trên chính là một trong những nguyên nhân gây ra guy cơ mất nước. Điều mà Bảng nhãn nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784) từng giữ nhiều chức quan quan trọng ở thời Lê – Trịnh đã đúc kết (coi tham nhũng là một trong năm nguyên nhân mất nước, làm cho nước không yên, lòng dân xao động, giảm sút lòng tin, bốn điều ấy bao gồm: Trẻ không kính già, trò không kính thầy, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt, binh kiêu tướng thoái).


Đứng trước tình trạng quan lại tham nhũng, các ông vua và các triều đình phong kiến tỏ thái độ rất kiên quyết. Để đối phó có hiệu quả với tệ tham nhũng, nhà nước đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau.


Nguồn: Lan Hương

0 comments:

Đăng nhận xét