Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Bức tranh toàn cầu hóa sẽ diễn biến thế nào trong thời kì Cách mạng Công nghiệp 4.0

 Toàn cầu hóa thời kì Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cách thức liên kết các quốc gia, đặc trưng bởi sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu. Theo đó, toàn cầu hóa thời kì Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng cách về trình độ phát triển trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới.

  Bức tranh toàn cầu hóa thời kì Cách mạng Công nghiệp 4.0 được thể hiện một cách rõ nét thông qua sự gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, trong số đó có lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hóa, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Sự gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như internet, điện thoại thông minh, mạng xã hội,…sự gia tăng và nhập khẩu ào ạt các tiến bộ mới về dây chuyền, hệ thống sản xuất, kỹ thuật số sản xuất, từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Sự gia tăng trao đổi văn hóa quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hóa phẩm như phim ảnh hay sách báo...



 Trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, toàn cầu hóa thể hiện rõ nét nhất thông qua việc phát triển mạnh mẽ hệ thống kết internet toàn cầu, góp phần kéo gần khoảng cách thế giới. Hơn nữa, mạng xã hội cùng những tiến bộ mạnh mẽ của internet kết nối vạn vật. Những công nghệ mới sẽ ảnh hưởng to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người. Công nghệ cao thời kì Cách mạng Công nghiệp 4.0 có tiềm năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới, gia tăng đáng kể hiệu quả hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp, tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay thậm chí là khôi phục lại những tổn thất mà các cuộc Cách mạng Công nghiệp trước gây ra. Con người trên thế giới sẽ dễ dàng giao tiếp và làm việc cùng nhau trên quy mô lớn hơn, rộng hơn và liên kết ở mức độ sâu rộng hơn. Từ đó, xu thế toàn cầu hóa thực sự là một tất yếu trong xã hội Cách mạng Công nghiệp 4.0.



  Sự phát triển của các công nghệ cao thời đại Công nghiệp 4.0 (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin…) đã làm thay đổi chất lực lượng sản xuất của loài người, đã đưa loài người từ văn minh công nghiệp lên văn minh công nghệ thông tin, tạo ra nền kinh tế tri thức, xu hướng toàn cầu hóa. Chính sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại đã rút ngắn đến mức cao các khoảng cách, thậm chí còn rỡ bỏ các hàng rào ngăn cách về không gian và thời gian giữa các vùng trên thế giới. Các thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu hơn. Những thành tựu phát triển như mạng Internet đã làm cho thế giới trở thành “một ngôi nhà toàn cầu” trong tương lai gần. Hàng hóa và dịch vụ có thể được phát triển, được mua, được bán và trong nhiều trường hợp, thậm chí còn được giao nhận qua các mạng lưới điện tử. Thương mại điện tử đem lại nhiều lợi thế về tiết kiệm chi phí, tính hiệu quả và thâm nhập thị trường hơn những phương pháp mang tính vật lý truyền thống. Ngoài ra còn phải kể đến sự phát triển và bành trướng của các công ty tư bản độc quyền xuyên quốc gia, lực lượng chi phối toàn cầu hóa.  


Toàn cầu hóa thời kì Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu thế khách quan của nền kinh tế thế giới, trong đó các quốc gia có sự liên kết với nhau và hợp tác kinh tế trên phạm vi toàn cầu dưới sự chi phối của những tập đoàn tư bản đa quốc gia và xuyên quốc gia.


Toàn cầu hóa kinh tế 4.0 có sức hấp dẫn vì nó làm cho các nền kinh tế, các quốc gia nếu khéo vận dụng trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế của mình, được bổ sung những yếu tố mới, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở trong nước.


Đặt trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa cũng sẽ có những thay đổi sâu sắc tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo. Toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới. Thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế như WTO và OPEC. Sự gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế, gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư. Bên cạnh đó là sự phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu, phát triển các hệ thống tài chính quốc tế. Cao hơn nữa là sự gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia, gia tăng hơn nữa vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế, giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan, xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có.


Toàn cầu hóa, Cách mạng Công nghiệp 4.0 góp phần to lớn vào việc gia tăng thương mại quốc tế và vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn gia quốc gia, thực sự không rõ ràng như trước nữa. Vai trò của nhà nước và tầm quan trọng của các quốc gia lớn hơn nhiều trong khái niệm quốc tế hóa, trong khi toàn cầu hóa lại loại trừ vai trò các nhà nước quốc gia theo bản chất thực sự của nó.

Toàn cầu hóa đang tạo ra xu thế liên kết sâu rộng hơn bằng việc ra đời nhiều hơn các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ, từ đó gia tăng giá trị nhiều hơn, giúp cho các nước xích lại gần nhau hơn. Một thông điệp về thế giới hòa bình, ổn định và phát triển được hình thành.


- HỎI ĐÁP CÁCH MẠNG 4.0 -

0 comments:

Đăng nhận xét