Từ khi các quy luật kinh tế được hình thành dựa trên những nghiên cứu thực tế, nó đã ngày càng chứng minh được giá trị và tính đúng đắn của mình. Cả trên phương diện dự báo cũng như phương diện lịch sử đều khẳng định tính đúng đắn ấy. Trong các cuộc Cách mạng Công nghiệp trước đây, các vấn đề tiêu cực cũng như biểu hiện suy thoái của nền kinh tế bùng phát và là mối nguy cơ tiềm tàng tác động xấu tới nền kinh tế toàn cầu.
Các tác động tiêu cực
của khủng hoảng kinh tế thế giới như mất cân bằng cung cầu, cạnh tranh đen, sập
bẫy tài chính hay lạm phát...đều hoàn toàn có thể xảy ra khi thị trường rơi vào
bất ổn, hay có thể sản xuất gia tăng nhưng thực tế nhu cầu sử dụng lại bó
hẹp,…Hoặc sự mất cân đối giữa các nền kinh tế phát triển, đang phát triển hay
kém phát triển, tồn tại ở hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới.
Khủng hoảng kinh tế trong thời kỳ 4.0 |
Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, dòng tiền có thể chảy từ nơi này vào nơi khác. Tại các nước có trữ lượng tiền lớn, có lãi suất quá thấp và tiền quá rẻ thì những nhà kinh doanh có con mắt đầu tư khôn ngoan đều muốn đẩy khối tiền đó vào những thị trường khác có lời hơn. Và quá trình ấy được thực hiện một cách nhanh chóng, trên quy mô lớn, một nguồn tiền khổng lồ đã được đổ ra đầu tư. Hậu quả là các quốc gia đang phát triển đã nhận vào một khối tiền lớn, lượng tiền đó lại thổi lên nạn bong bóng đầu cơ trên các thị trường đầu tư, sản xuất mơ hồ, cổ phiếu hay bất động sản.
Khủng hoảng kinh tế
thế giới vào các năm 2008-2009[1]
, thực sự là một bài học kinh doanh sâu sắc. Sau khủng hoảng, các nước phát
triển, chủ yếu là các thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, đều đồng loạt hạ lãi
suất để kích thích sản xuất. Tại nhiều quốc gia, lãi suất bị cắt tới số không,
như trường hợp Hoa Kỳ, Anh, Nhật, Thụy Sĩ. Kế đó, vì kinh tế vẫn chưa phục hồi,
nhiều ngân hàng trung ương trong khối công nghiệp hóa này còn áp dụng biện pháp
bất thường như đã thấy tại Nhật vài chục năm trước. Ngân hàng Trung ương Mỹ đã
ba lần thực hiện ban hành các chính sách hạ lãi suất và cho vay ưu đãi nhất
trong thời kì khủng hoảng nêu trên, lần cuối là từ tháng 9/2009, với định lượng
là 40 tỷ USD được bơm ra đều đặn hàng tháng, họ quyết thực hiện cho đến khi nào
chính sách của họ đưa ra làm cho tình hình kinh tế trở nên tích cực hơn. Hậu
quả là người ta thấy có hiện tượng tiền rẻ và nhiều.
Các quốc gia thiếu am hiểu hoặc yếu kém về quản lý thì coi đây là mối lợi bất ngờ, vì có thêm tài nguyên đầu tư trong khi kinh tế đang bị rủi ro suy trầm vì sự sút giảm của thị trường nhập khẩu trên thế giới. Trong hoàn cảnh đó, có nhiều vấn đề đã hoặc sẽ xảy ra.
Đầu tiên là vấn đề lạm phát tại các nước Châu Á nổ ra, hiện
tượng “nhập khẩu tư bản” từ các nước công nghiệp hóa và yếu tố đó có thể dẫn
tới lạm phát. Việt Nam là nước đã bị lạm phát nặng nên gặp rủi ro rất cao. Tại
Việt Nam khi đó, khối dự trữ ngoại tệ đã gia tăng mạnh và đặc biệt là lượng
tiền mà người ta gọi là “kiều hối”, tức là tiền của người Việt ở nước ngoài gửi
về, đã ào ạt chảy về trong khoảng thời gian 2009 - 2010.
Cũng trong trạng thái nêu trên, đông đảo các quốc gia khác trên thế giới đều có tốc độ tăng trưởng GDP suy giảm. Hoạt động xuất, nhập khẩu chịu tác động nặng nề của suy thoái. Nghiêm trọng hơn, nguồn vốn đầu tư quốc tế suy giảm, mang tới những ảnh hưởng vô cùng bất lợi. Các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp quan trọng của các nước cũng chịu những tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế toàn cầu như: sản xuất công nghiệp sụt giảm, thị trường chứng khóan có những biến động rất bất thường, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng bị “đóng băng”, nguồn thu ngoại tệ phi mậu dịch - du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối đều giảm. Hoạt động tín dụng có biểu hiện chững lại do xuất khẩu sụt giảm và sức mua trên thị trường nội địa chưa được cải thiện, các ngân hàng đang phải đối mặt với “bài toán” hóc búa về khả năng thanh toán…Các lĩnh vực xã hội đều nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn. Trong năm 2008 và quý I - 2009, đãcó những dấu hiệu gay gắt hơn và tình hình kinh tế khi ấy thực sự đã có những diễn biến phức tạp.
Các biểu hiện của suy thoái kinh tế thế giới cũng như khủng
hoảng kinh tế thế giới đều hoàn toàn có thể xảy ra trong Cách mạng Công nghiệp
4.0. Hậu quả trầm trọng và kéo dài của suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ thực sự là
thách thức lớn đối với bất kỳ quốc gia nào, Chính phủ nào trên con đường phát
triển và hội nhập. Và ngay cả trong tiến trình Công nghiệp 4.0 cũng vậy. Vấn đề
ở đây, là thế giới cần xác định cho mình một con đường toàn cầu hóa vững chãi,
an toàn và rút ra được những kinh nghiệm sâu sắc từ “vết xe đổ” trong quá khứ,
cùng nhau đưa ra các nhóm giải pháp hữu ích, làm tiền đề để đối phó với những
vấn nạn mà suy thóai kinh tế đưa đến. Có như vậy một nền kinh tế 4.0 phát
triển, tiên tiến và bền vững mới có thể là xu thế của nhân loại toàn cầu.
[1] Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 - 2009: là cuộc khủng hoảng
tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Cuộc khủng hoảng
này khởi đầu bằng cuộc khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn ở Mỹ, nhưng lý do
sâu xa của nó là sự mất cân bằng quốc tế của các khu vực kinh tế trụ cột trên
thế giới và những vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu. Cho đến
thời điểm này hàng loạt ngân hàng tên tuổi đã phá sản hoặc phải được Chính phủ
cứu trợ.
- HỎI ĐÁP CÁCH MẠNG 4.0 -
- Vật liệu mới là gì Công nghiệp vật liệu mới là gì
-
- Hệ thống nhúng Embedded System là gì
-
- Công nghệ Sinh học là gì
-
- Kỹ thuật số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì
-
- Phân tích dữ liệu lớn SMAC là gì
-
- Đặc điểm Công nghệ Điện toán đám mây
-
- Công nghệ Điện toán đám mây là gì
-
- Công nghệ thông tin thế hệ kế tiếp là gì
-
- Ý nghĩa vai trò Big Data đối với cuộc cách mạng 4.0
-
- Dữ liệu lớn (Big Data) là gì?
-
- Những ưu điểm hạn chế của tiền ảo Bitcoin
-
- Tiền ảo là gì? Bitcoin là gì?
-
- Tương tác thực tại ảo (AR) là gì
-
- Thực tế ảo (VR) là gì
-
- Công nghệ in 3D, 4D là gì
-
- Công nghệ NANO là gì
-
- Nguyên tắc hoạt động của IoT
-
- Internet kết nối vạn vật (IoT) là gì?
-
- Khoa học robot cao cấp là gì?
-
- Blockchain là gì?
-
- Sập bẫy tài chính, gãy đòn bẩy kinh tế, lạm phát tiền tệ trong thời kỳ 4.0
-
- Bức tranh toàn cầu hóa sẽ diễn biến thế nào trong thời kì Cách mạng Công nghiệp
0 comments:
Đăng nhận xét