Internet of Things hay còn được biết đến với cái tên Internet of Everything (IoE), IoT là tập hợp các thiết bị có thể kết nối với các trang web, cho phép thu thập, gửi và xử lý thông tin tại các khu vực yêu cầu, các môi trường công việc có yếu tố áp dụng IoT. Các thiết bị của hệ thống IoT, được tích hợp với các bộ cảm biến, bộ xử lý của máy tính và những phần mềm có thể tương tác với nhau, từ đó tạo ra mối tương quan trong xử lý dự liệu và điều chỉnh quy trình hệ thống. Dữ liệu từ dịch vụ thông minh được truyền tới các thiết bị khác, tạo thành một quá trình hoàn chỉnh được gọi là M2M (machine - to - machine).
Ngày nay, IoT đang trở nên rất phổ biến, những thành công của IoT đã chứng minh giá trị mà công nghệ đột phá IoT mang lại. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống IoT được định hình như sau.
Công việc đầu tiên, các chuyên gia sẽ thực hiện quá trình tương tác các yếu tố nội hàm bên trong của IoT như các thiết bị, máy móc, máy tính, bộ điều khiển, cảm biến...sau đó kiểm tra tính liên kết, tương tác sâu giữa các tiện ích để cài đặt hoàn chỉnh những thiết bị IoT. Khi đã đạt được mức độ hoàn chỉnh cần thiết, quy trình được xác lập, các chuyên gia tiến hành lắp ráp cho phù hợp và cung cấp cho các thiết bị đó những hướng dẫn, cách lấy dữ liệu.
Tuân thủ theo chế độ cài đặt, các thiết bị sẽ được đưa vào hoạt động trong hầu hết các khâu của quy trình sản xuất, theo nguyên tắc tự hoạt động, đến thời điểm thiết lập, các thiết bị sẽ tự hoạt động mà không cần tới sự can thiệp của con người. Ví dụ như một thiết bị thu thập dữ liệu về giao thông, các chuyên gia sẽ cài đặt làm sao để chúng tự cập nhật được lưu lượng xe các khung giờ (giờ bình thường, giờ cao điểm), tốc độ các phương tiện. Các cung đường, điểm giao thông ùn tắc,…quá trình này hoàn toàn tự động, mà người dùng không phải thực hiện bất cứ một thao tác nào khác. Người dùng chỉ cần bật điện thoại, máy tính truy cập vào phần mềm thích hợp có sẵn là các thông số về giao thông sẽ hiện ngay ra màn hình chính.
IoT được xây dựng một cách đồng bộ và ngày càng đạt những hiệu quả kinh ngạc về tính chính xác và khả năng ứng dụng. Khoa học công nghệ về IoT ngày càng phát triển và hoàn thiện, công nghệ tương lai này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất, ứng dụng và dịch vụ của loài người. Chúng ta đang sống trong thời kì Cách mạng Công nghiệp 4.0 và những ứng dụng mà IoT mang lại chắc chắc sẽ là những tiện ích làm cho công việc và cuộc sống của chúng ta trở nên đơn giản và thoải mái hơn.
- HỎI ĐÁP CÁCH MẠNG 4.0 -
- Vật liệu mới là gì Công nghiệp vật liệu mới là gì
-
- Hệ thống nhúng Embedded System là gì
-
- Công nghệ Sinh học là gì
-
- Kỹ thuật số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì
-
- Phân tích dữ liệu lớn SMAC là gì
-
- Đặc điểm Công nghệ Điện toán đám mây
-
- Công nghệ Điện toán đám mây là gì
-
- Công nghệ thông tin thế hệ kế tiếp là gì
-
- Ý nghĩa vai trò Big Data đối với cuộc cách mạng 4.0
-
- Dữ liệu lớn (Big Data) là gì?
-
- Những ưu điểm hạn chế của tiền ảo Bitcoin
-
- Tiền ảo là gì? Bitcoin là gì?
-
- Tương tác thực tại ảo (AR) là gì
-
- Thực tế ảo (VR) là gì
-
- Công nghệ in 3D, 4D là gì
-
- Công nghệ NANO là gì
-
- Nguyên tắc hoạt động của IoT
-
- Internet kết nối vạn vật (IoT) là gì?
-
- Khoa học robot cao cấp là gì?
-
- Blockchain là gì?
-
- Sập bẫy tài chính, gãy đòn bẩy kinh tế, lạm phát tiền tệ trong thời kỳ 4.0
-
- Bức tranh toàn cầu hóa sẽ diễn biến thế nào trong thời kì Cách mạng Công nghiệp
0 comments:
Đăng nhận xét