Đây là một thuật ngữ khá phức tạp, từ “Đám mây” trong Điện toán đám mây bản chất là lối nói ẩn dụ để mô tả mạng internet. Hiểu một cách đơn giản, Điện toán đám mây là phương pháp sử dụng, truy cập, tra cứu thông tin dựa trên kết nối internet, ở đó người dùng sẽ cùng chia sẻ với nhau một mạng máy chủ, phần mềm và dữ liệu có tốc độ truy cập cao, độ phủ sóng rộng, đó là những cụm nhóm máy chủ đồ sộ, thống nhất trên internet.
Cụ thể hơn, việc chúng ta sử dụng các trang web lớn như
Google, Microsoft,... hay đơn giản như dùng các ứng dụng như Gmail là chúng ta
đã tiếp cận gần gũi nhất với Công nghệ Điện toán đám mây. Vì để có thể chia sẻ,
truy cập thông tin trên bình diện sâu và rộng như thế sẽ phải có một hệ thống
máy chủ lớn, phần mềm mạnh, thống nhất trên internet hỗ trợ chúng ta.
Theo cách truyền thống để giúp một hệ thống máy tính lớn,
vận hành một cách bình thường, liên tục, đơn vị vận hành sẽ phải trang bị rất
nhiều máy chủ siêu mạnh để giúp quá trình trên hoạt động ổn định. Làm như vậy
rất dễ xảy ra vấn đề trục trặc trong quá trình hoạt động, vì khối lượng máy chủ
lớn, hoạt động liên tục rất dễ gây ra sự cố. Hơn nữa chi phí và giá thành trang
bị cũng như nâng cấp công nghệ lại là đòi hỏi từng ngày. Do vậy, người dùng sẽ
cùng chia sẻ với nhau một mạng máy chủ, phần mềm và dữ liệu có tốc độ truy cập
cao, độ phủ sóng rộng. Đó là một lợi thế cực lớn, hữu ích và vô cùng tiện lợi.
Các lợi ích cơ bản của Công nghệ Điện toán đám mây:
Trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang
web), người dùng đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt máy chủ
tại các trung tâm dữ liệu, thì nay Điện toán đám mây cho phép người dùng giản
lược quá trình mua/thuê đi. Người dùng chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ
thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi (free) để đáp ứng yêu cầu của
người đó. Chính vì vậy, có thể kể đến một vài lợi ích cơ bản của điện toán đám
mây như sau:
Sử dụng các tài nguyên tính toán động:
Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như
những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời. Thay vì việc doanh nghiệp phải
tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu máy chủ thì nay
doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu của mình và đám mây sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi
để cung cấp cho bạn.
Giảm chi phí:
Doanh
nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài
nguyên. Rõ ràng thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy
chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng cần phải làm gì ngoài việc xác định
chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu.
Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà lại phải có cả
một chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ thì quá tốn kém. Nếu khoán ngoài
được quá trình này thì doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa
chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu.
Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán:
Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài
nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, đầu tư như thế có lãi
hay không, có bị lỗi thời về công nghệ hay không. Khi sử dụng tài nguyên trên
đám mây thì người dùng không còn phải quan tâm tới điều này nữa.
- Vật liệu mới là gì Công nghiệp vật liệu mới là gì
-
- Hệ thống nhúng Embedded System là gì
-
- Công nghệ Sinh học là gì
-
- Kỹ thuật số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì
-
- Phân tích dữ liệu lớn SMAC là gì
-
- Đặc điểm Công nghệ Điện toán đám mây
-
- Công nghệ Điện toán đám mây là gì
-
- Công nghệ thông tin thế hệ kế tiếp là gì
-
- Ý nghĩa vai trò Big Data đối với cuộc cách mạng 4.0
-
- Dữ liệu lớn (Big Data) là gì?
-
- Những ưu điểm hạn chế của tiền ảo Bitcoin
-
- Tiền ảo là gì? Bitcoin là gì?
-
- Tương tác thực tại ảo (AR) là gì
-
- Thực tế ảo (VR) là gì
-
- Công nghệ in 3D, 4D là gì
-
- Công nghệ NANO là gì
-
- Nguyên tắc hoạt động của IoT
-
- Internet kết nối vạn vật (IoT) là gì?
-
- Khoa học robot cao cấp là gì?
-
- Blockchain là gì?
-
- Sập bẫy tài chính, gãy đòn bẩy kinh tế, lạm phát tiền tệ trong thời kỳ 4.0
-
- Bức tranh toàn cầu hóa sẽ diễn biến thế nào trong thời kì Cách mạng Công nghiệp
0 comments:
Đăng nhận xét