Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

Internet kết nối vạn vật (IoT) là gì?

Internet of Things (IoT) là một hệ kết nối có quy mô cực lớn, bao gồm con người cùng với một mạng lưới vật lý, các thiết bị, phương tiện, những ngôi nhà và các vật, sự vật khác...Được cung cấp một định danh riêng, trang bị các linh kiện điện tử, phần mềm và cảm biến, tất cả chúng đều được kết nối với nhau qua hệ thống internet.


Internet kết nối vạn vật (IoT) 

   Những đặc điểm cơ bản của internet kết nối vạn vật:

-  Có tính kết nối một cách sâu rộng: Hệ thống công nghệ thông tin cùng các thiết bị số, máy móc số đều tạo ra những liên kết mạnh mẽ và sâu rộng. IoT hướng tới một thế giới đầy tính kết nối, ở đó mỗi con người, sự vật có những cảm biến, mã hóa riêng đều có thể giao tiếp với nhau

-  Có quy mô lớn: Sẽ có một số lượng rất lớn các thiết bị được quản lý và giao tiếp với nhau. Số lượng này lớn hơn nhiều so với số lượng máy tính kết nối internet hiện nay. Số lượng các thông tin được truyền bởi thiết bị cũng lớn hơn so với thông tin được truyền bởi con người.

-  Mang đến nhiều tiện ích dịch vụ: Hệ thống IoT có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến mọi vật, mọi yêu cầu về hình thức, chức năng. Việc thay đổi công nghệ phần cứng và công nghệ thông tin (phần mềm) đã và đang diễn ra nhanh chóng để phục vụ quá trình phát triển nói trên.

- Tính không đồng nhất: Các thiết bị trong IoT là không đồng nhất, vì nó có phần cứng và những phần mềm mã hóa khác nhau. Các thiết bị hoạt động dựa trên cơ chế phụ thuộc vào những phần mềm mã hóa.

-  Thay đổi linh hoạt: Lý do thứ nhất, IoT thay đổi phụ thuộc vào chương trình mà con người cài đặt vào trí tuệ nhân tạo hay tư duy hệ thống. Lý do thay đổi thứ hai, chính sự thay đổi về cấu trúc của các hệ thống máy móc.

Hiểu một cách đơn giản, IoT là tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau. Việc kết nối thì có thể thực hiện qua wifi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, hồng ngoại…Các thiết bị có thể là điện thoại thông minh, máy pha cafe, máy giặt, tai nghe, bóng đèn và nhiều thiết bị khác. Cisco[1]  - nhà cung cấp giải pháp và thiết bị mạng hàng đầu hiện nay dự báo: Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào internet, thậm chí con số này còn gia tăng nhiều hơn nữa. IoT sẽ là mạng khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ, bao gồm cả con người và sẽ tồn tại các mối quan hệ giữa người và người, người và thiết bị, thiết bị và thiết bị. Một mạng lưới IoT có thể chứa 50 đến 100 nghìn tỉ đối tượng được kết nối và mạng lưới này có thể theo dõi sự di chuyển của từng đối tượng. Một con người sống trong thành thị có thể bị bao bọc xung quanh bởi 1.000 đến 5.000 đối tượng có khả năng theo dõi. [3]



IoT có ứng dụng rộng vô cùng, có thể kể ra một số thư như sau [30]:

- Quản lí chất thải

-  Quản lí và lập kế hoạch quản lí đô thị

-  Quản lí môi trường

-  Phản hồi trong các tinh huống khẩn cấp

-  Mua sắm thông minh

-  Quản lí các thiết bị cá nhân

-  Đồng hồ đo thông minh

 Tự động hóa ngôi nhà….

Theo một khảo sát của Gartner[2] , Internet of Things đến năm 2020 [13]:

+ 4 tỷ người kết nối với nhau

+ 4 ngàn tỷ USD doanh thu

+ Hơn 25 triệu ứng dụng

+ Hơn 25 tỷ hệ thống nhúng và hệ thống thông minh

+ 50 ngàn tỷ Gigabytes dữ liệu



[1] Tập đoàn Hệ thống Cisco được thành lập năm 1984 bởi hai nhà khoa học về máy tính và bắt đầu trở nên nổi tiếng năm 1990. Với sự phát triển của công nghệ Internet, nhu cầu về các sản phẩm của Cisco bùng phát và nhanh chóng công ty trở nên thống trị thị trường Internet. Vào năm 1997, đây là năm đầu tiên công ty được lọt vào Bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ tính theo tổng thu nhập. Theo đó, Cisco được bầu chọn trong top 5 công ty lớn nhất về chỉ số về lợi nhuận trên tổng tài sản và lợi nhuận trên doanh thu.

0 comments:

Đăng nhận xét