Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Cách mạng Công nghiệp 4.0 có liên quan gì tới công dân toàn cầu và thế giới phẳng

 Công dân toàn cầu là gì?

Công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Hiện tượng xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản mọi khái niệm và giá trị về biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước và cả ngành tư pháp quốc tế.


Công dân toàn cầu


Thế giới phẳng là gì?

Thế giới phẳng, nhấn mạnh đến sự phát triển toàn cầu hóa giai đoạn 3.0 từ những năm đầu của thế kỉ 21 khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.


    Công dân toàn cầu, thế giới phẳng là những định nghĩa rất gần gũi và có mối liên hệ rõ ràng với Cách mạng Công nghiệp 4.0. Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những công nghệ hiện đại nhất, internet kết nối vạn vật, kết nối thế giới thực ảo...làm cho con người xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Một thế giới được định nghĩa lại theo thuật ngữ “thế giới phẳng” trên phạm vi toàn cầu được hình thành, biến những cá nhân trong nhân loại loài người thành những thực thể quan trọng trong mối liên hệ bền chặt với “thế giới phẳng” ấy, họ là những công dân toàn cầu.


Cuộc cách mạng về công nghệ

Ý nghĩa hệ quả của mối liên hệ này rất tiên tiến khi nó là động lực to lớn giúp các cá nhân trên thế giới hơn 7 tỷ người chúng ta, ý thức được mình đang đứng ở đâu, mối liên hệ của chính chúng ta đối với xã hội loài người như thế nào. Khả năng học tập, so sánh và cạnh tranh trực tiếp ngày nay trên khắp bề mặt địa cầu đang trở nên mở hơn bao giờ hết với thế hệ trẻ và những người nắm trong tay công nghệ hay cách thức để thành công. Nếu bạn hiểu được quy luật của thế giới phẳng, bạn sẽ nhanh chóng biết mình phải làm gì. Từ đó, đòi hỏi đối với những cá nhân cụ thể sự vươn lên, ý thức cao hơn về vai trò của mình trong ngôi nhà chung toàn cầu, về những vấn đề phát triển của nhân loại, những ý thức hệ về chất lượng cuộc sống con người và cả về những vấn nạn toàn cầu, ảnh hưởng tới đời sống của các cá nhân khác trên thế giới.Bởi trong thời đại công nghệ phát triển, “Thế giới phẳng” có thể đi theo hai chiều mà theo Thomas Friedman dự đoán: “Một có thể rất tích cực, một có thể rất tiêu cực. Nó xảy ra theo hướng nào là phụ thuộc vào chính chúng ta”. Đó là điều tất yếu và đương nhiên. Để biến nó trở thành cơ hội hay mối nguy hại nằm trong bàn tay chúng ta - những “công dân toàn cầu”.


- HỎI ĐÁP CÁCH MẠNG 4.0 - 


0 comments:

Đăng nhận xét