Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

Con người có thể chịu những ảnh hưởng tiêu cực gì về thể trạng trước những thay đổi cách thức giao tiếp trên internet trong Cách mạng Công nghiệp 4.0

 Mark Zuckerberg, CEO Facebook, cho biết mạng xã hội lớn nhất thế giới đã thu hút 1,86 tỷ thành viên, trong đó có tới 1,2 tỷ người dùng tích cực mỗi ngày. Có nghĩa, cứ 7 người trên trái đất thì có gần 2 người sử dụng Facebook hàng tháng. Trong khi đó, các dịch vụ khác cũng tăng trưởng mạnh, như Instagram đã đạt hơn 600 triệu người dùng, WhatsApp thu hút 1,2 tỷ thành viên với hơn 50 tỷ tin nhắn gửi đi mỗi ngày. [1]

Viện Nghiên cứu xã hội Pew Internet & American Life Project đã tiến hành một cuộc khảo sát trên một nhóm lớn người Mỹ. Kết quả cho thấy 85% người trưởng thành ở Mỹ có điện thoại di động và 56% trong số họ dùng điện thoại để online thay vì thực hiện các cuộc gọi để trò chuyện theo lối thông thường.Trong khi đó giới trẻ, thanh thiếu niên dùng internet chiếm tới 95%. Theo số liệu do tổ chức Pew Internet & American Life Project công bố, tại thời điểm tháng 4-2006, 73% số người lớn ở Mỹ có khả năng tiếp cận với Internet (gần 147 triệu người). Năm 2005, con số trên chỉ là 133 triệu người (33%). Cũng trong một năm qua, số lượng khách hàng truy cập Internet tốc độ cao đã tăng gấp đôi ở Mỹ [12]. Internet đang dần dà trở thành công cụ vạn năng trong tất cả các lĩnh vực đời sống ở không chỉ các quốc gia phát triển mà ngay cả trong “thế giới thứ ba”. Mạng càng phát triển thì yêu cầu về kiểm soát, điều hành hoạt động của nó sao cho có lợi nhất đối với nhân loại và hạn chế tới mức thấp nhất những hệ lụy đen tối có thể nảy sinh càng trở nên cấp thiết.



    Nguy cơ đầu tiên khiến internet ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe con người chính là việc nó làm tiêu tốn nhiều thời gian, năng lượng, trí lực của con người vào việc sử dụng internet. Bên cạnh đó, dùng internet sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ não chúng ta. Sử dụng internet có thể gây nghiện, có từ 5-10% người dùng bị nghiện internet, 1/3 người dùng trên thế giới coi internet quan trọng không khác gì thức ăn, nước uống. “Người thường xuyên vào mạng có thể trải qua những triệu chứng cai nghiện khi họ buộc phải thoát khỏi mạng”, Jamison Monroe, sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành của Newport Academy - trung tâm cai nghiện ma túy và phục hồi tâm thần cho biết. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng sử dụng internet một thời gian dài còn dẫn đến tình trạng tổn thương não, ở những vùng não bị kích thích gây nghiện có thể dẫn tới nguy cơ teo não từ 10 - 20%.


Nguy cơ thứ hai, internet còn làm rối loạn cảm xúc người dùng, nghiên cứu cho thấy có mối liên kết giữa sự rối loạn tăng động, suy giảm chú ý và tính trầm cảm, đặc biệt là nguy cơ đến từ các loại hình giải trí như phim hành động, đồi trụy hay các trò chơi game online. Một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí PLOS ONE cho thấy những người có tiền sử truy cập mạng rất nhiều lần trong ngày mắc một chứng bệnh bao gồm tăng nhịp tim, huyết áp và cảm giác lo lắng. Những triệu chứng đó thường kết thúc khi người đó không sử dụng internet và lại phát tác khi sử dụng trở lại. Đây là thí nghiệm được kiểm soát đầu tiên nhằm tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng internet và những thay đổi sinh lý trong cơ thể con người, mặc dù trước đó cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người dùng internet có thể cảm thấy cô đơn và bị trầm cảm. Theo khảo sát trong số người dùng internet trên thế giới có tới 30% người dùng sử dụng internet ở mức độ thường xuyên hàng ngày, chúng mất tập trung, suy giảm trí nhớ, sự chú ý (còn gọi là ADHD) của họ đã tăng 66% từ 30 năm qua. [26]



Hiện tượng mỏi mắt hiện nay do sử dụng internet đang diễn ra rất phổ biến, sử dụng internet trong thời gian dài sẽ làm cho mắt phải tăng khả năng điều tiết, số lượng người bị cận thị do sử dụng internet đã tăng từ 25% lên tới 41,6% trong hơn 10 năm qua.


Ngoài ra để cố thích ứng với môi trường làm việc hay làm việc với máy tính, người sử dụng sẽ phải điều chỉnh tư thế đi đứng, dáng ngồi... điều này dẫn tới các vấn đề xương khớp, đau lưng, đau đốt sống cổ hay cột sống yếu đi nghiêm trọng. Việc tiếp cận với internet mật độ cao còn dẫn tới các biểu hiện khác về sức khỏe như làm gia tăng khả năng mất ngủ, nhịp sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ việc ngủ đủ giấc từ 7-8h/ngày, nay thời gian trằn trọc tăng lên, và người ta chỉ có thể ngủ được từ 5-6h/ngày.


     Nghiêm trọng hơn nữa, việc tiếp cận với internet mật độ cao còn gây ảnh hường nghiêm trọng tới hành vi con người, nhiều tình trạng dẫn tới những hành vi mang tính chất bạo lực, đồi trụy hoặc có khuynh hướng tiêu cực, nhiều trường hợp đã dẫn tới tự tử. Ngoài ra, các mối quan hệ trên internet ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.


Tiến sĩ Reta - chuyên gia tâm lí - cho rằng: “Khi ở gần khu vực có sóng điện từ, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể và sinh ra hiện tượng mệt, tiêu hao năng lượng”. Trên thực tế, các nhà khoa học cũng đã bắt đầu nghiên cứu các tác hại của bức xạ tới chức năng của não vô cùng sớm. Theo nghiên cứu dùng công nghệ MRI trong năm 2003, các người tiếp xúc mang bức xạ 4G bị suy giảm hoạt động của não bộ.


Có 1 nhóm 30 sinh viên khỏe mạnh gồm 15 nam và 15 nữ cùng tham gia vào bài kiểm tra về bộ nhớ. Thứ nhất, họ được tiến hành thử nghiệm mà không sở hữu bất kì sự tiếp xúc nào có bức xạ wifi. Tiếp theo, họ được tiếp xúc với sóng wifi sở hữu tần số 2.4 GHz trong khoảng 45 phút. Sau đó, các chuyên gia đã đo tình trạng hoạt động của não bộ và kết quả cho thấy sự thay đổi đáng kể trong hoạt động cũng như mức năng lượng của não bộ, nhất là ở nữ giới. [2]


Ngoài ra, nhiều nghiên cứu y học cũng đã phát hiện ra mối liên hệ mật thiết giữa sóng điện từ và rộng rãi vấn đề sức khỏe khác, sóng điện từ gây ra khả năng hấp thụ năng lượng rẻ và ảnh hưởng tới chức năng điều tiết nội tiết cộng hệ thống miễn dịch. Nó cũng có thể gây buộc phải hiện tượng dị ứng, bệnh ung thư, hiện tượng đau mệt triền miên, đau đầu, đau cơ, mất ngủ, trí tuệ giảm sút, tự kỉ, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và là hoàn cảnh gây ra tật bệnh, lão hóa nhanh…Có thể thấy, bức xạ wifi trong 2 tuần sở hữu có thể dễ dàng làm cho cây chết đi, sóng wifi có thể cản trở sự tăng trưởng. Bởi vậy, tiếp xúc trực tiếp sóng wifi trong thời gian dài và ở cự li ngắn  thìgây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Hiện tại, không ít người mua điện thoại để truy cập internet trước khi ngủ và sau đó đặt điện thoại bên cạnh gối rồi ngủ như 1 thói quen. Nhiều người với thói quen dùng điện thoại trước khi ngủ và đặt điện thoại bên cạnh để khiến báo thức. Ban đêm là khi công đoạn tái tạo tế bào, hồi phục và giải độc cho cơ thể diễn ra mạnh mẽ, bởi vậy, việc tiếp xúc sở hữu sóng wifi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.



Ở Nhật, các bác sĩ cùng khuyên khi đi ngủ tuyệt đối không sử dụng điện thoại di động hoặc cho đồng hồ báo thức đặt ngay trên đầu. Nguyên nhân vì suốt 8 tiếng khi ngủ, máy sẽ liên tục thu phát sóng điện từ, gây ảnh hưởng đến thần kinh và cơ quan nội tạng của cơ thể.


Nguy cơ thứ ba, đó là về sự thay đổi trong cách thức giao tiếp. Nhìn sâu hơn thì Internet đặt ra nhiều sự đánh đổi: bận rộn hơn nhưng kém sâu sắc đi, giao tiếp rộng rãi thêm song cũng hời hợt hơn, nhận nhiều thông tin nhưng cũng che giấu nhiều thông tin. Từ vài thập niên qua, những phương tiện “công nghệ số” (máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan...) đã cho chúng ta một cách mới, vô cùng mạnh mẽ, để theo đuổi “tính bận rộn” của mình. Chúng thường được quảng cáo như giải pháp cho cuộc sống đầy “stress” của xã hội hiện đại. Đắm chìm trong thế giới Internet, chúng ta có thể quan sát “đám đông”, nó cho ta sự “khôn lanh”, song đó không phải là “minh triết” sâu sắc. Sự sâu sắc làm giàu thêm liên hệ của chúng ta với đồng loại, cung cấp chất liệu và sự viên mãn cho đời sống. Chính nó làm phong phú hơn mọi hành động của chúng ta. “Công nghệ số” làm tăng năng suất, nhưng chính nó là trở ngại cho sự tập trung liên tục ̶ một sự tập trung cần thiết cho những phát minh cơ bản, thật có bề sâu. Như nhà bình luận Mỹ William Powers [43] nhận xét: Sự kết nối qua Internet chính là kẻ thù của sự sâu sắc.


Vậy thì Internet là tốt hay xấu cho đời sống chúng ta ? Nó đã hiện hữu, xu hướng “số hoá” cho mọi sinh hoạt là kết quả tích cực không thể phủ nhận. Cũng không thể kết luận rõ ràng rằng “thế giới ảo” là tốt hay xấu. Nó bao hàm cả hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực. Vừa tăng năng suất trong công việc, vừa biến đổi mọi hoạt động của chúng ta. Điều quan trọng mà chúng ta có thể làm được là tìm sự cân bằng trước những hệ quả khôn lường đó.Khi con người trở nên bị động và phụ thuộc vào máy móc thì những hệ lụy ngày càng có nguy cơ tiếp diễn nếu như không có sự điều chỉnh phù hợp.


- HỎI ĐÁP CÁCH MẠNG 4.0 - 

0 comments:

Đăng nhận xét