Thừa kế những thành tựu vô cùng to lớn mà cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 để lại, vào đầu những năm của thế kỉ 21 mà chúng ta đang sống, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã được bắt đầu, dựa trên những thành quả, giá trị nền tảng từ sự cải tiến mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghệ thông tin, số hóa.
Các doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích từ cách mạnh 4.0
Năm 2011, thuật ngữ “Industrie 4.0” lần đầu được đưa tại Hội chợ Hannover[1] - một hội chợ về phát triển công nghiệp của CHLB Đức, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Tại đây, giới chức và các doanh nghiệp CHLB Đức đã thống nhất cùng nhau xây dựng nên một bộ cơ chế, chính sách nhằm phát triển công nghiệp quốc gia theo hướng đột phá đã đề ra và tiến tới xây dựng thương hiệu hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ, quy trình hệ thống sản xuất hàng đầu thế giới.
[1] Hội chợ Hannover, một trong những hội chợ công nghiệp lớn nhất thế giới đã khai mạc tại thành phố Hannover, thủ phủ bang Niedersachsen của Đức. Khẩu hiệu của hội chợ năm 2016 là "Công nghiệp tích hợp - Khám phá giải pháp" với chủ đề xuyên suốt là "Công nghiệp 4.0" một dự án lớn nằm trong chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức về điện toán hóa các ngành công nghiệp truyền thống.
Công nghiệp trong thời đại 4.0 |
Tại Diễn đàn Kinh tế thế Giới (WEF)[1] được tổ chức vào tháng 01/2015 tại Davos, Thụy Sĩ, một lần nữa Thủ tướng Đức Angela Merkel tái khẳng định bước đi chiến lược, đầy hứa hẹn của đất nước mình với cụm từ “Industrie 4.0”. Ngay sau đó, một khái niệm liên tục được tìm kiếm với mật độ cao mang tên “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) chính thức được phổ biến một cách rộng rãi. Và kể từ đó, người ta gọi cuộc chuyển biến trên quy mô toàn cầu này là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Trước đó, vào đầu năm 2013 tại Đức "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0), được nhắc tới một cách rầm rộ như một “siêu chiến lược”, một “đại kế hoạch” thúc đẩy cực nhanh nền sản xuất công nghiệp hiện thời với sức mạnh đến từ công nghệ cao, những tiến bộ khoa học – công nghệ bậc nhất, nhằm tiến tới việc sử dụng máy móc, công nghệ cao thay thế sức lao động của con người. "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) không còn giới hạn quy mô ở một quốc gia như CHLB Đức nữa, mà giờ đây nó thực sự trở thành một xu thế, một cuộc cách mạng toàn diện, khác biệt, một cuộc đại cách mạng về tư duy, tri thức loài người trên quy mô toàn cầu.
[1] Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính tại Davos, bang Geneva, Thụy Sĩ, nơi các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, các vị lãnh đạo các nước, các học giả và phóng viên thảo luận những vấn đề thời sự quốc tế, bao gồm các lĩnh vực y tế và môi trường. WEF là một tổ chức quốc tế độc lập, và cam kết vào sứ mệnh phát triển năng lực của thế giới bằng cách kết nối các nhà lãnh đạo để kiến tạo các quan hệ hợp tác để từ đó thực hiện các mục tiêu kinh tế trên phạm vi toàn cầu và khu vực.
- Vật liệu mới là gì Công nghiệp vật liệu mới là gì
-
- Hệ thống nhúng Embedded System là gì
-
- Công nghệ Sinh học là gì
-
- Kỹ thuật số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì
-
- Phân tích dữ liệu lớn SMAC là gì
-
- Đặc điểm Công nghệ Điện toán đám mây
-
- Công nghệ Điện toán đám mây là gì
-
- Công nghệ thông tin thế hệ kế tiếp là gì
-
- Ý nghĩa vai trò Big Data đối với cuộc cách mạng 4.0
-
- Dữ liệu lớn (Big Data) là gì?
-
- Những ưu điểm hạn chế của tiền ảo Bitcoin
-
- Tiền ảo là gì? Bitcoin là gì?
-
- Tương tác thực tại ảo (AR) là gì
-
- Thực tế ảo (VR) là gì
-
- Công nghệ in 3D, 4D là gì
-
- Công nghệ NANO là gì
-
- Nguyên tắc hoạt động của IoT
-
- Internet kết nối vạn vật (IoT) là gì?
-
- Khoa học robot cao cấp là gì?
-
- Blockchain là gì?
-
- Sập bẫy tài chính, gãy đòn bẩy kinh tế, lạm phát tiền tệ trong thời kỳ 4.0
-
- Bức tranh toàn cầu hóa sẽ diễn biến thế nào trong thời kì Cách mạng Công nghiệp
0 comments:
Đăng nhận xét