Tình trạng phân hóa xã hội, gia tăng khoảng cách giàu - nghèo có khả năng diễn ra mạnh hơn tại Việt Nam trong giai đoạn Cách mạng Công nghiệp 4.0 hay không?
Tình trạng phân hóa xã hội, gia tăng khoảng cách giàu -
nghèo có khả năng diễn ra mạnh hơn tại Việt Nam trong giai đoạn Cách mạng Công
nghiệp 4.0, đó là nhận định khách quan và thực tế. Tình trạng này đã diễn ra
tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Đã từ lâu, phân hóa xã hội, gia tăng
khoảng cách giàu - nghèo luôn là vấn đề tồn tại và nảy sinh nhiều tranh luận
trong cuộc sống của chúng ta. Cơ hội đến trong những hoàn cảnh phù hợp, cùng
với sự chuẩn bị tốt những nguồn lực sẵn có rất nhiều người đã vươn lên sở hữu
những khối tài sản khổng lồ, những công việc, cách thức - công cụ hái ra tiền
cho họ trở nên giàu có. Đa số người giàu trong thời đại chúng ta đang sống, họ
có một điểm chung đều là những người sở hữu nhiều bất động sản, nhiều doanh
nghiệp hay nắm lợi thế lớn về công nghệ, có thể kể ra như Google, Microsoft,
Apple hay Samsung... Cách mạng Công nghiệp 4.0, thế giới được sống trong định nghĩa
“phẳng”, vậy cơ hội nào cho các quốc gia kém phát triển vươn lên, cơ hội nào
cho những người khó khăn về tài chính, điều kiện sống có khả năng trở lên khá
giả, giàu có hơn... hay là tình trạng phân hóa xã hội, khoảng cách giàu - nghèo
lại càng thêm gia tăng hơn nữa.
Cách mạng 4.0 và những tác động về mặt xã hội trong nước |
Các cá nhân sống trong cùng một hoàn cảnh xã hội, về cơ bản họ nằm trong các tầng xã hội, đánh giá về mỗi tầng xã hội, người ta thường nhìn nhận trên các phương diện như tài sản hay thu nhập, trình độ học vấn hay văn hóa, về địa vị hay uy tín xã hội, khả năng thăng tiến trong xã hội. Và từ lâu, xã hội đã luôn có sự phân tầng, trong mọi hoàn cảnh, đời sống kinh tế - xã hội, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Theo định nghĩa, “phân tầng xã hội là sự phân chia nhỏ xã hội, là sự phân chia xã hội thành các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, nghề nghiệp, học vấn, phong cách sinh hoạt, thị hiếu nghệ thuật,…”. Một thực tế đáng báo động đó là phân tầng xã hội thường đi liền với bất bình đẳng xã hội. Điều này diễn ra một cách bình thường, tự nhiên trong các xã hội, các quốc gia và là vấn đề gây nhiều tranh luận. Đặc biệt, trong thời đại phát triển như hiện nay, “đẳng cấp, vị thế” của một ai đó, hay sự phân hóa xã hội, gia tăng khoảng cách giàu - nghèo là không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân chính dẫn tới các tình trạng nêu trên, đó là sự
xuất hiện chế độ tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất và quá trình phân công lao
động xã hội. Trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kém phát triển sang
nền kinh tế thị trường, xu hướng biến động của cơ cấu xã hội ở các quốc gia,
ngày càng trở nên rõ nét nhất. Bất bình đẳng xã hội và phân công lao động, sự
phân cực về kinh tế. Giữa nhóm giàu và nhóm nghèo là khoảng cách về thu nhập và
mức sống. Sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch
giữa các nhóm này về tài sản, thu nhập, mức sống. Trong thời kì nền kinh tế mới
đi vào tăng trưởng, đặc biệt là khi nhân loại bước vào thời kì phát triển mới
đầy hứa hẹn, thách thức cũng như cơ hội hiện nay, như cuộc Cách mạng Công
nghiệp 4.0, sự bất bình đẳng sẽ tăng lên là tất yếu. Khi nền kinh tế tăng
trưởng đến mức độ nhất định sẽ giải quyết được vấn đề xã hội đó, công bằng sẽ
được thực hiện.
Tác động của cuộc cách mạng 4.0 |
Nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng rõ nét hơn, trong đó phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn đang là một trong những vấn đề nan giải hiện nay. Khi nói về phân hóa giàu nghèo ở nước ta có rất nhiều nguyên nhân và nhận định khác nhau, nhưng nhìn nhận lại một cách khách quan, vấn đề nêu trên thực nan giải và nhiều thách thức.
Nước ta là nước nông nghiệp chậm phát triển, chiến tranh kéo
dài làm cho cơ sở hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng, cơ chế chính sách thiếu
thông thoáng làm cho sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp chậm phát triển,
có sự dư thừa, nhàn rỗi lao động ở nông thôn chưa được khuyến khích ra thành
thị để lao động. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động
ở nông thôn còn thấp kém. Theo số liệu thống kê năm 2013 của Tổng cục Thống
kê trong tổng số 16,5 triệu thanh niên ở
nông thôn đang cần có việc làm ổn định, chỉ có 12% tốt nghiệp phổ thông trung
học, 3,11% có chuyên môn kỹ thuật. Diện tích đất nông nghiệp cũng đang có xu
hướng giảm dần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối mặt với nhiều
rủi ro, thách thức như thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, thất
nghiệp… Cơ chế thị trường thiếu ổn định, làm cho gái trị sản phẩm chưa tương
xứng với công sức mà người lao động làm ra. Thủ tục hành chính còn rườm rà,
tình trạng quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ nhà nước, đôi khi làm mất đi
cơ hội để phát triển kinh tế gia đình, các công ty và doanh nghiệp...
Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, để xóa bỏ những bất công như
phân hóa giàu, nghèo hiện nay là điều không dễ thực hiện. Mặt khác, Đảng ta với
phương hướng đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước có nền công
nghiệp hiện đại, thì việc giải quyết tình trạng phân hóa giàu - nghèo lại càng
gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã
và đangnỗ lực và làm hết sức mình để thu hẹp và xóa bỏ những bất công tồn tại
trong xã hội như: xóa đói giảm nghèo, có sự ưu tiên và quan tâm và sâu xác hơn
đối với người nghèo, các gia đình chính sách.
Xóa đói giảm nghèo là giải pháp đem lại nhiều kết quả tích
cực, tuy nhiên cần phải nghiên cứu và có những giải pháp cụ thể, “xóa” như thế
nào để giảm “nghèo’ là việc làm cấp bách. Bởi trên thực tế hiện nay, giải pháp
này chỉ mang tính chất tạm thời để “xóa đói, giảm nghèo” chứ chưa mang tính
chất bền vững với tầm nhìn lâu dài và định hướng cụ thể để người nghèo có điều
kiện để vươn lên thoát nghèo một cách hiệu quả và triệt để.
Nhà nước ta cần có chế độ, chính sách thông thoáng hơn đối
với những người nghèo, đặt biệt là vùng nông thôn, vùng xâu, vùng xa, vùng miền
núi và hải đảo như:
- Tạo
điều kiện cho họ có công ăn việc làm, đất sản xuất, ưu tiên đào tạo nghề, đồng
thời nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho lực lượng lao động nông thôn.
- Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn (hiện nay, các khu công nghiệp chủ yếu tập
trung ở những thành phố lớn, đa phần lực lượng lao động nông thôn tập trung
những nơi này), tạo ra việc làm ổn định cho lực lượng lao động tại chỗ, góp
phần nâng cao tay nghề, cũng như xóa được đói, giảm được nghèo một cách thiết
thực và hiệu quả.
Tóm lại, phân hóa xã hội, gia tăng khoảng cách giàu - nghèo
là vấn đề nhiều nan giải, nó như một tất yếu ở bất kỳ xã hội, quốc gia hay thời
đại nào. Việc giải quyết tình trạng phân hóa giàu, nghèo như hiện nay, chúng ta
cần chung tay góp sức của cả cộng đồng, cần sự cổ vũ và ủng hộ cả về vật chất
lẫn tinh thần, để họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Cũng như các chính
sách an sinh xã hội, đảm bảo nâng cao đời sống từ các nhà nước, các chính phủ,
các tổ chức khác trên thế giới. Bên cạnh đó, bản thân những người nghèo, khó
khăn cũng phải xác định cho mình con đường đi cụ thể, có việc làm, có thu nhập,
quan trọng nhất là phải có ý chí phấn đấu vượt qua chính mình, không nên ỷ lại
hay trông cậy vào người khác, cũng như may mắn, như vậy mới có thể thoát nghèo
một cách bền vững.
- HỎI ĐÁP CÁCH MẠNG 4.0 -
- Vật liệu mới là gì Công nghiệp vật liệu mới là gì
-
- Hệ thống nhúng Embedded System là gì
-
- Công nghệ Sinh học là gì
-
- Kỹ thuật số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì
-
- Phân tích dữ liệu lớn SMAC là gì
-
- Đặc điểm Công nghệ Điện toán đám mây
-
- Công nghệ Điện toán đám mây là gì
-
- Công nghệ thông tin thế hệ kế tiếp là gì
-
- Ý nghĩa vai trò Big Data đối với cuộc cách mạng 4.0
-
- Dữ liệu lớn (Big Data) là gì?
-
- Những ưu điểm hạn chế của tiền ảo Bitcoin
-
- Tiền ảo là gì? Bitcoin là gì?
-
- Tương tác thực tại ảo (AR) là gì
-
- Thực tế ảo (VR) là gì
-
- Công nghệ in 3D, 4D là gì
-
- Công nghệ NANO là gì
-
- Nguyên tắc hoạt động của IoT
-
- Internet kết nối vạn vật (IoT) là gì?
-
- Khoa học robot cao cấp là gì?
-
- Blockchain là gì?
-
- Sập bẫy tài chính, gãy đòn bẩy kinh tế, lạm phát tiền tệ trong thời kỳ 4.0
-
- Bức tranh toàn cầu hóa sẽ diễn biến thế nào trong thời kì Cách mạng Công nghiệp
0 comments:
Đăng nhận xét