Tình trạng độc quyền, chi phối thị trường của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về dữ liệu, thông tin có thể diễn ra trong nền kinh tế thế giới trong thời kì cách mạng 4.0?
Nguồn tài nguyên giá trị nhất của thế giới bây giờ không còn
là dầu mỏ, mà là kho dữ liệu số đang tăng lên với cấp độ lũy thừa mỗi ngày.
Tình trạng độc quyền trong nền kinh tế công nghệ hiện nay
được hiểu là việc sở hữu có tính chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với
một loại hàng hóa, dịch vụ hay sản phẩm nào đó của cá nhân, công ty hoặc một
tập đoàn, một nhóm các công ty nhất định.
Điển hình hiện nay, dữ liệu số đang là “hàng hot” đối với
các tập đoàn công nghệ. Trong cách thức vận hành chung của thị trường kinh tế
hiện nay, khi một loại hàng hóa mới xuất hiện kéo theo một ngành kinh doanh
phát triển nhanh, lợi nhuận lớn, các công ty tập đoàn nắm thế độc quyền một
loại sản phẩm giá trị, sẽ giành quyền kiểm soát sự phát triển của nguồn tài
nguyên, các giá trị kèm theo để từ đó khống chế, chiếm lĩnh thị trường và đem
lại nguồn lợi nhuận cho mình.
Cách mạng công nghiệp 4.0 |
Giá trị và sự chiếm lĩnh nguồn tài nguyên “big data”.
Sự phong phú của kho dữ liệu đang làm thay đổi bản chất của
cạnh tranh trong nền kinh tế số. Các đại gia công nghệ đương nhiên được tận
hưởng trước các hiệu ứng từ thực tế này. Bản thân dữ liệu cũng mang lại những
hiệu quả đáng kể. Thông qua thu thập dữ liệu, một hãng công nghệ có thêm thông
tin để nâng cấp sản phẩm của mình, thu hút thêm người dùng, từ đó lại có thêm
dữ liệu và quy trình theo đó lặp lại, tăng tiến.
Một ví dụ điển hình như vậy là Hãng Tesla[1].
Với việc thu thập dữ liệu từ dòng sản phẩm xe hơi tự lái, họ đã khiến sản phẩm
của mình hoạt động tốt hơn. Trong quý đầu năm 2015, Tesla bán được 25.000 xe và
hiện có giá trị vượt qua đối thủ là Hãng General Motors.
Việc tiếp cận dữ liệu lớn cũng giúp các tập đoàn phòng vệ
tốt hơn trước những đối thủ theo một cách riêng. Dữ liệu giúp các “ông lớn”
giám sát hoạt động trên toàn bộ nền kinh tế: Google biết rõ mọi người đang tìm
kiếm gì, Facebook hiểu rõ người ta chia sẻ gì, còn Amazon đương nhiên biết
người ta đã mua gì...
Nhiều người cho rằng thương vụ Facebook mua WhatsApp năm
2014 với giá 22 tỉ USD vào thời điểm WhatsApp chỉ là một ứng dụng nhắn tin với
chưa đầy 60 nhân viên là một dạng thâu tóm kiểu “phủ đầu”.
Một thế
kỉ trước, câu chuyện chống độc quyền xoay quanh vấn đề dầu lửa. Nhưng nay các
quan ngại tương tự được đặt ra trước hoạt động của những “ông lớn” công nghệ
đang kinh doanh trên nền tảng dữ liệu, còn được gọi là “dầu lửa của kỉ nguyên
số”.
Năm “ông lớn” của công nghệ thế giới và sự độc quyền công
nghệ thông tin [21]
Năm ông lớn hiện nay của giới công nghệ toàn cầu là Alphabet
(công ty mẹ của Google), Amazon, Apple, Facebook và Microsoft - 5 tập đoàn giá
trị nhất thế giới. Lợi nhuận của họ liên tiếp tăng trưởng. Quý 1-2017, lợi
nhuận ròng của 5 tập đoàn này cộng lại đạt hơn 25 tỉ USD. Chỉ riêng Amazon đã
thâu tóm một nửa số tiền chi tiêu online của người dân Mỹ. Google và Facebook
chiếm gần như toàn bộ tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực quảng cáo số ở Mỹ
năm ngoái.
Dữ liệu là biểu hiện rõ nét nhất sức mạnh của nền kinh tế
tri thức. Vai trò chi phối của nó đến sự sống còn của các hoạt động kinh doanh
là điều không thể phủ nhận. Sự độc quyền của một số “ông lớn” như Google,
Facebook, Amazon... là một minh chứng rõ rệt, các dữ liệu về hành vi người dùng
internet đang được khai thác triệt để nhằm tối ưu hóa lợi ích cho các tập đoàn.
Trên bình diện quốc gia, sự chênh lệch về dữ liệu có thể đẩy
khoảng cách phát triển giữa các nước ngày càng xa hơn. Những nước nắm nhiều dữ
liệu sẽ có lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn. Các vấn đề về an ninh quốc gia cũng
có thể đặt ra trong ngữ cảnh này. Đó rõ ràng là những bài toán quản trị xã hội,
mà những nhà kỹ trị phải nhìn thấy trước để có những chính sách đáp ứng được
với tình hình mới. Việt Nam cần khuyến khích các công ty công nghệ, có những
đầu tư thích đáng để các Startup về sáng tạo công nghệ có điều kiện phát triển,
chủ động tham gia sân chơi dữ liệu toàn cầu.
[1] Tesla, Inc. (trước đây là Tesla Motors) là một nhà sản xuất ô tô,
công ty lưu trữ năng lượng và nhà sản xuất bảng năng lượng mặt trời ở Palo
Alto, California. Được thành lập vào năm 2003, công ty chuyên về ôtô điện, lưu
trữ năng lượng pin lithium-ion, và các tấm quang điện mặt trời (thông qua công
ty con SolarCity). Công ty lần đầu gây chú ý bằng việc ra mắt mẫu xe Tesla
Roadster, chiếc xe thể thao đầu tiên chạy hoàn toàn bằng điện. Dòng xe chạy
điện thứ hai là mẫu Model S trở thành mẫu xe điện bán chạy nhất thế giới vào
năm 2015 và 2016. Chỉ mất hơn một thập niên, Tesla có được tất cả sự thành
công, trở thành một gã khổng lồ và được hàng triệu người ngưỡng mộ. Vốn hoá thị
trường của hãng đã quanh mức 48,58 tỷ USD. Morgan Stanley gọi Tesla là “công ty
xe hơi quan trọng nhất thế giới”. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy Tesla Model S là
“phương tiện được yêu thích nhất tại Mỹ”.
- HỎI ĐÁP CÁCH MẠNG 4.0 -
- Vật liệu mới là gì Công nghiệp vật liệu mới là gì
-
- Hệ thống nhúng Embedded System là gì
-
- Công nghệ Sinh học là gì
-
- Kỹ thuật số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì
-
- Phân tích dữ liệu lớn SMAC là gì
-
- Đặc điểm Công nghệ Điện toán đám mây
-
- Công nghệ Điện toán đám mây là gì
-
- Công nghệ thông tin thế hệ kế tiếp là gì
-
- Ý nghĩa vai trò Big Data đối với cuộc cách mạng 4.0
-
- Dữ liệu lớn (Big Data) là gì?
-
- Những ưu điểm hạn chế của tiền ảo Bitcoin
-
- Tiền ảo là gì? Bitcoin là gì?
-
- Tương tác thực tại ảo (AR) là gì
-
- Thực tế ảo (VR) là gì
-
- Công nghệ in 3D, 4D là gì
-
- Công nghệ NANO là gì
-
- Nguyên tắc hoạt động của IoT
-
- Internet kết nối vạn vật (IoT) là gì?
-
- Khoa học robot cao cấp là gì?
-
- Blockchain là gì?
-
- Sập bẫy tài chính, gãy đòn bẩy kinh tế, lạm phát tiền tệ trong thời kỳ 4.0
-
- Bức tranh toàn cầu hóa sẽ diễn biến thế nào trong thời kì Cách mạng Công nghiệp
0 comments:
Đăng nhận xét